Quyền tác giả là một quyền chính đáng của các cá nhân, tổ chức và được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vậy Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền tác giả là gì?
Về khái niệm quyền tác giả ta căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Theo quy định trên có thể hiểu quyền tác giả là một quyền được pháp luật công nhận cho cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm những quyền cụ thể như việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; được phép sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng và quyền cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
Bên cạnh đó, tại điều 18
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Như vậy, có thể thấy, một cá nhân hoặc tổ chức khi được pháp luật trao quyền tác giả thì sẽ bao gồm các quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền tác giả sẽ có một số đặc điểm như: Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Và cuối cùng là quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì?
Theo quy định của pháp luật, có thể hiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới mọi hình thức. Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác giả diễn ra trên internet.
Quyền tác giả khá rộng, tuy nhiên không phải tất cả quyền tác giả đều được bảo hộ trên internet. Theo quy định của pháp luật có thể xác định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trên internet bao gồm:
Thứ nhất, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí;Tác phẩm âm nhạc;Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Thứ hai, đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy nếu không gây ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Thứ ba, đối với tác phẩm được bảo hộ như đã nêu trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet:
Pháp luật đã có quy định rất rõ về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, cụ thể căn cứ theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2022 quy định như sau:
– Xâm phạm quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Xâm phạm quyền tài sản: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại điều 25, Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật quy định 25a và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo Điều 26 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều 28 và các hành vi vi phạm liên quan tại Điều 35 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Các hành vi sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
– Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật sở hữu trí tuệ.
Như vậy, từ quy định trên có thể xác định nếu cá nhân, tổ chức thực hiện một trong số 16 hành vi thuộc điều 28 luật sở hữu trí tuệ 2022 thì xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet. Do vậy, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để tránh các hành vi trên.
4. Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là một hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả. Mặc dù pháp luật đã có quy định rất cụ thể về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet bao gồm những hành vi nào, tuy nhiên trên thực tế vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức mắc phải. Nguyên nhân có thể là do sự cố ý vì mục đích riêng hoặc cũng có thể không nắm rõ, hiểu rõ quy định của pháp luật. Vì vậy, luật Dương Gia xin đưa ra một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả để Quý khách hàng dễ hình dung hơn về quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Ví dụ 1:
Khi cá nhân, tổ chức thấy một bài báo, một bài luận văn … được công bố hợp pháp trên internet đưa lên một trang web khác hoặc chỉ ra đường link để cho người khác truy cập vì mục đích thương mại mà không trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thì hành vi này được xem là xâm phạm quyền sao chép tác phẩm được quy định trong Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Hoặc khi một cá nhân thông qua việc sao chép mà bán tác phẩm để thu một lợi ích vật chất nào đó mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thì hành vi này được xem là xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm. Trường hợp khác tương tự như một cá nhân có hành vi chép các phẩm đó từ internet, sau đó truyền cho người khác thông qua các công cụ như thẻ nhớ, đĩa CD, qua điện thoại di động…. Hoặc là khi một tổ chức, cá nhân sử dụng các bản ghi âm, ghi hình thuộc sở hữu của người khác để lưu trữ trên máy chủ, trên website của mình và cho phép người truy cập nghe nhạc trực tuyến, tải nhạc, tải phim mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu là hành vi vi phạm. Một ví dụ cụ thể như vụ việc bộ phim Lật Mặt 3 của ca sĩ Lý Hải bị quay lén và livestream trên mạng xã hội hay vụ việc chương trình truyền hình Táo quân của VTV bị phát tán tràn lan trên mạng Internet. Những vụ việc này đều đã bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 2:
Trường hợp một kênh truyền hình internet phát lại những phim, game show… đã được phát
Ví dụ 3:
Khi một cá nhân hoặc tổ chức sửa chữa, cắt xén, lắp ghép những buổi biểu diễn khác nhau của một hoặc nhiều người biểu diễn khác nhau bằng bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý của người biểu diễn thì đã xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn. Một ví dụ thực tế đã bị xử lý như vụ việc tác phẩm họa sĩ Thành Chương vẽ một người bạn gái khoảng năm 1970-1971 bị gắn tên danh họa Tạ Tỵ và trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM vào tháng 7/2016.Đây được xem là một hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009)