Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại? Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?
Hiện nay có thể thấy chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đang phải đối mặt với tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Những hành vi này thường diễn ra rất phức tạp và đa dạng. Vậy những Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý trong nền kinh tế thị trường thường hay đối mặt với hành vi xâm phạm quyền, hành vi xâm phạm quyền thường diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi và đa dạng. Và có những trường hợp có những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình mà chính họ không biết, chính vì vậy,
Hiện nay, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ rất tinh vi và khó nhận biết, nó thường núp dưới hình thức khác nhau. Tại khoản 1 – điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019, đã định hướng các hành vi được coi là xâm phạm đối với quyền nhãn hiệu. Bao gồm các hành vi sau:
“- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Quy định hành vi càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì khả năng nhận diện hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu quyền nhãn hiệu càng dễ dàng bấy nhiêu. Ngoài ra theo quy định như trên chúng ta thấy dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Bên cạnh đó nếu xâm phạm tới quyền đối vưới nhãn hiểu hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
2. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
Khoản 2, điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định hành vi bị coi là hành vi xâm phạm đối với tên thương mại như sau: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.” So với các quy định của hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa được rõ ràng bằng, tuy nhiên với mức độ khái quát nhất ta có cái nhìn cụ thể về hành vi này, để không vi phạm bảo vệ chính lợi ích của mình cũng như không xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác.
Dựa trên quy định được đưa ra chúng ta có thể thấy để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
Căn cứ dựa trên những dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
Ngoài ra còn các căn cứ dựa trên các loại sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
3. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và chỉ có nhà nước mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Để bảo vệ đối tượng này, pháp luật đã quy định các hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 đưa ra quy định như sau:
“- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
– Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.”
Căn cứ dựa trên những quy định chúng tôi đưa ra có thể thấy khi phát hiện những hành vi này thì chủ thể có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước những hành vi xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra dựa trên quy định được đưa ra như trên có thể xác định được những yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng cụ thể đo là những dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hưu trí tuệ. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.