Khi muốn xác định nguồn gốc của sản phẩm người ta thường nhìn vào chỉ dẫn địa lý của sản phẩm đó. Trên thực tế, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm còn nhiều vi phạm. Vây, theo quy định của pháp luật hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về chỉ dẫn địa lý:
Trước hết ta cần xác định được chỉ dẫn địa lý là gì. Theo quy định của pháp luật, cụ thể là căn cứ theo khoản 22 Điều 4
Chỉ dẫn địa lý cũng được quyền bảo hộ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, tuy nhiên để được bảo hộ thì chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định tại điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo quy định này thì chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như:
Một là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Hai là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rất cụ thể và chi tiết một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam hoặc chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng hoặc là chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc là các chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Ngoài ra, khi nhắc đến vấn đề về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì ta có thể xác định như sau:
– Danh tiếng được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
– Chất lượng, đặc tính được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý như: những yếu tố tự nhiên (yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác), yếu tố về con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương) quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là gì?
Bên cạnh các quy định liên quan đến vấn đề về bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì pháp luật cũng có những quy định để xác định các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Trước hết, ta cần xác định được các căn cứ xác định hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý là những căn cứ nào. Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Còn để xác định các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý ta căn cứ theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối chỉ dẫn địa lý thì ta có thể xác định được các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Một là, hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Hai là, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Ba là, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Bốn là, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
Bên cạnh đó cũng cần xác định được các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bao gồm:
Một là, hành vi sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
Hai là, hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
Ba là, hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó
Bốn là, hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
Sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;
Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý.
Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Đối với rượu vang, rượu mạnh, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
Như vậy, từ những lập luận, phân tích cùng những căn cứ pháp lý nêu trên có thể thấy rằng hiện tại pháp luật đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết liên quan đến việc xác định những hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
3. Biện pháp bảo hộ quyền và xử lý xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý:
Khi phát hiện chỉ dẫn địa lý bị vi phạm thì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý có thể tiến hành các biện pháp sau để bảo vệ quyền của mình:
+ Áp dụng biện pháp tự bảo vệ như tiến hành gửi thư cảnh báo vi phạm, thương lượng để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bối thường thiệt hại phát sinh;
+ Đồng thời cũng có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, hiện tại, cơ quan nhà nước áp dụng quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm áp dụng đối với tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng và đối với cá nhân là 250 triệu đồng, áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nếu việc xâm phạm chỉ dẫn địa lý mà gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu quyền còn có thể cân nhắc áp dụng biện pháp dân sự, khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm chỉ dẫn địa lý mà cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 226
– Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.
– Gây thiệt hại cho chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên.
– Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: