Hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào? Tội gây ô nhiễm môi trường?
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi trường vì môi trường có quyền được sống trong một môi trường trong lành và Nhà nước cũng phải có trách nhiệm xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vậy hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm tài chính đối với hành vi đó là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về vấn đề này.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 251,
“Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”
Như vậy có thể thấy rằng việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo thoát nước thải không chảy sang nhà hàng xóm là nghĩa vụ quan trong được
Hành vi xã nước thải sang nhà hàng xóm là hành vi vi phạm pháp luật về quy định giữ vệ sinh chung theo quy định tại Điều 7,
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.”
Theo đó, người có hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng, buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu.
Do đó, nếu các hộ gia đình không chấm dứt hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm, thì bạn đọc có thể trình báo tới công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang sinh sống để họ áp dụng các biện pháp xử phạt hành vi này.
2. Tội gây ô nhiễm môi trường
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta không khi nước, đất đi, rừng núi sông hồ, biển có thế giới sinh vật … Hàng ngày chúng ta phải hết thở, ăn uống sống và làm việc trong môi trường đó. Do vậy, môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn và trong nhiều trường hợp có những ảnh hưởng quyết định tới sự tồn vong của con người và sự phát triển kinh tế.
Nhằm ngăn chặn sự suy thoái, ô nhiễm môi trường dần dần phục hồi và phát triển môi trường sinh thái, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục, kinh tế hành chính…
Tội phạm về trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quan hệ xã hội hiên quan tới việc giữ gìn bảo vệ môi trường trong sạch sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc đi bảo ninh sinh thái đối với cộng đồng dân cư mà theo quy định phải bị xử lý hình sự.
Căn cứ vào Điều 235,
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
…..
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
…..”
Khách thể của tội gây ô nhiễm môi trường:
Khách thể trực tiếp của tội phạm là những quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi tội phạm xâm hại tới. Tội gây ô nhiễm môi trường hại sự bền vững và ổn định của môi trường sống hại các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quan lý và bảo vệ môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng sức khỏe, tài sản của con người.
Khách thể của tội gây ô nhiễm môi trường:
Hành vi của tội gây ô nhiễm môi trường:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hiểm hoặc chất hữu cơ khó phân hủy, sẽ bị tích tụ lâu dài trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sứ khỏe của con người và các loài động vật.
– Xả thải ra môi trường 5.000 m3 /ngày đến dưới 10.000 mét khối/ ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên. Đây là hành vi xả thải ra môi trường nước thải trong đó có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được thể hiện trong các quy chuẩn.
– Xả thải ra môi trường có chứa chất phóng xã môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần.
– Phát tán ra môi trường bức xã, phóng xã vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
Như vậy ở hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường cho thấy trong ng với những đối tượng bảo vệ khách nhau mà hành vi khách quan của tội phạm gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Đặc biệt trong quy định của đều luật này thông cần nội dung đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội phạm này mà còn phạm tội.
Chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường: Cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và từ 16 tuổi trở lên và pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mặt khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường:
Đối với tội gây ô nhiễm môi trường, lỗi người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội tiết hình vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây nhiễm môi trường phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải là nguy hiểm cho xã hội nếu như thực hiện những hành vi đó. Họ thấy được trước hậu quả tác hại của hành vi đó có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe , kinh tế vv …. Có trường hợp, người phạm tội mong muốn những hậu quả trên sẽ xảy ra ( đối với trường hợp là lỗi cố ý trực tiếp ).
Hình phạt đối với tôi gây ô nhiễm môi trường:
+ Đối với cá nhân:
Khung 1: Quy định phạt tiền từ 100 000 000 đồng đến 1 000 000 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp thông có tình tiết tăng nặng
Khung 2: Quy định hình phạt tiền từ 1.000 000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định taị Điểm a, b,c,d,đ,e, Khoản 3, Điều 235.
Khung 3: quy định hình phạt tiền từ 50 000 000 đồng đến 500 000 000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
+ Đối với pháp nhân:
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 235, thì bị phạt đền từ 1.000.000. 000 đồng đến 5.000.000.000 đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội Đây ô nhiễm môi trường thuộc khoăn 1 Điều 235 thì bị áp dụng hình phạt tiền ở mức từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000 000 000 đồng.
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 235, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.0000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 235 thì bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.0000.000 đồng hoặc dành chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 235, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường thuộc các trường hợp quy ảnh tại khoản 3, Điều 235 thì bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thế áp dụng thêm các hình phạt khác như phạt tiền từ 50 triệu động đến 500 triệu động cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ một năm đến ba năm.
Như vậy có thể rằng Nhà nước ta luôn có những chính sách xử phạt thích đáng đối với những hành vi gây hiểm cho môi trường cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đông thời, con người cũng cần phải nâng cao ý thức của bản thân trong việc bảo vệ môi trường hơn. Mỗi một hành động nhỏ cũng làm cho môi trường bị “tổn thương” và có nhưng phản ứng ngược lại không tốt đối với chúng ta