Ngoại tình hiện nay đang là vấn đề xảy ra rất phổ biến và gây bất bình trong đời sống xã hội. Vậy hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (ngoại tình) là thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thế nào?
- 2 2. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chịu chế tài xử lý như thế nào?
- 3 3. Thực hiện tố cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như thế nào?
- 4 4. Mẫu đơn tố cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (hành vi ngoại tình):
1. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Theo đó, chế độ hôn nhân và gia đình là những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; trong đó phát sinh quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái cùng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; chế độ về cấp dưỡng; việc xác định quan hệ cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng những vấn đề liên quan khác trong hôn nhân và gia đình.
Do đó, hôn nhân gia đình là một điều thiêng liêng được pháp luật bảo vệ. Nguyên tắc về chế độ hôn nhân của Việt Nam là chế độ một vợ, một chồng.
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là người nào đang có vợ, có chồng mà thực hiện việc chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác; hoặc trường hợp đang độc thân chưa có vợ hay có chồng mà thực hiện việc chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác mà đối tượng này là người đã có gia đình, tức đã có chồng, có vợ mà biết rõ việc đó.
2. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chịu chế tài xử lý như thế nào?
Như trên đã phân tích, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người nào thực hiện hành vi xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng sẽ phải chịu chế tài xử lý như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng phải chịu mức xử phạt như sau:
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng với người khác.
+ Hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà thực hiện kết hôn với người khác; hoặc người nào đang độc thân chưa có vợ hay có chồng thực hiện kết hôn với người khác, đối tượng này lại đang có chồng hoặc có vợ và người kia biết rõ việc này.
+ Người nào đang trong tình trạng độc thân chưa có vợ, có chồng thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng với người khác mà biết rõ người đó đã có chồng hoặc có vợ rồi.
+ Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn đối với mẹ vợ với con rể, cha chồng với con dâu, người trước đây là từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi với nhau.
+ Thực hiện việc chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ hay những người trong phạm vi ba đời.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, tức là đang vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nếu như có đủ yếu tố gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182
* Mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm khi thực hiện hành vi:
– Cá nhân người nào đang có vợ hoặc đang có chồng thực hiện chung sống như vợ chồng, hay kết hôn với người khác.
– Người nào đang trong tình trạng độc thân chưa có vợ, có chồng nhưng thực hiện chung sống như vợ chồng hay kết hôn với người khác mà biết rõ rằng người này đã có gia đình, có vợ, có chồng rồi.
Từ đó gây ra hậu quả:
– Khiến cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên phải ly hôn.
– Hay trước đó đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng rồi mà vẫn còn tiếp tục vi phạm.
* Mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Thực hiện hành vi gây hậu quả khiến cho chồng hoặc vợ hoặc con của một trong hai bên tự sát.
– Vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ bất chính mặc dù trước đó đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
3. Thực hiện tố cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như thế nào?
Hiện nay, khi phát hiện vợ hay chồng mình có hành vi ngoại tình bên ngoài thì có thể thực hiện việc tố cáo hành vi vi phạm đó đến có quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể thực hiện việc tố cáo như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ để tố cáo bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn tố cáo hành vi ngoại tình (vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng).
– Giấy tờ tùy thân của người thực hiện tố cáo, bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người tố cáo với người bị tố cáo: ví dụ như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu;…
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh hành vi ngoại tình: hình ảnh; video, clip ghi nhận lại việc ngoại tình; văn bản xác nhận của hàng xóm láng giếng chứng minh đối tượng đó chung sống với nhau trong một khoảng thời gian;…
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ trên thì người có yêu cầu nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tố cáo đến cơ quan công an nơi người bị tố cáo đang cư trú.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
Sau khi nhận được hồ sơ tố cáo của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra đơn từ và tài liệu, chứng cứ kèm theo giải quyết theo trình tự được quy định trong luật tố cáo.
– Thụ lý đơn tố cáo.
– Xác minh nội dung tố cáo.
– Kết luận và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
4. Mẫu đơn tố cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (hành vi ngoại tình):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….………., ngày …. tháng ….. năm…..
ĐƠN TỐ CÁO NGOẠI TÌNH
Kính gửi: | – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện …… |
– Ủy ban nhân dân xã/phường ……… |
Tôi tên là …………
Sinh năm……….
Số CCCD/CMND:………… Cấp ngày ………… tại ……………
Địa chỉ thường trú tại: số nhà ….. đường ……., phường………, quận………., thành phố…………
Hiện đang công tác tại: ……………
Số điện thoại liên hệ: ……………..
Tôi gửi đơn này để tố cáo hành vi ngoại tình của:
Ông/Bà: ………
Sinh năm: …..,
Số CCCD/CMND:………… Cấp ngày ………… tại ……………
Địa chỉ thường trú tại: Số nhà ……. đường ……., phường………, quận………., thành phố…………
Hiện đang công tác tại: …………..
Nội dung vụ việc ngoại tình:
(Trình bày cụ thể hành vi của đối tượng được cho là ngoại tình)
Ví dụ:
Tôi và ông/bà ….. kết hôn từ năm….., hiện chúng tôi có … con chung, vẫn đang sống cùng nhau tại địa chỉ …………….
Đến năm …..thì cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn khó có thể giải quyết, chúng tôi đã ly thân và thống nhất với nhau sẽ không ly hôn để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng con cái được đầy đủ và không bị ảnh hưởng.
Đến tháng … năm ….., tôi có nghe được thông tin ông/bà …..có quan hệ bất chính với người phụ nữ/đàn ông khác.
Từ đó, ông/bà …..bỏ bê việc chăm sóc và nuôi dưỡng con chung hai chúng tôi. Không quan tâm tình hình học tập, hỏi han cũng như việc đóng góp cấp dưỡng các cháu.
Đồng thời, tin đồn việc bố/mẹ ngoại tình khiến ảnh hưởng tinh thần các cháu rất nhiều. Khiến các cháu học hành sa sút, khóc, tủi thân nhiều lần. Tôi rất đau lòng khi các cháu bị tổn thương như vậy.
Nhận thấy hành vi ngoại tình của ông ………… là hành vi vi phạm pháp luật do tôi và ông………… vẫn đang trong quan hệ hôn nhân nên việc ông làm vậy là không thể chấp nhận được.
Đề nghị:
Nhận thấy hành vi của ông…… là có yếu tố hình sự và đủ cơ sở để cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vì vậy, bằng văn bản này, tôi khẩn thiết đề nghị Cơ quan công an có thẩm quyền căn cứ các quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự; Điều 143, 144 và 154
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu chứng cứ kèm theo Đơn: (Các chứng cứ, bằng chứng ngoại tình thu thập được như Hình ảnh, video, tin nhắn, ghi âm,…) 1………… 2………… | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự 2015.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.