Trục lợi bảo hiểm xã hội hiện đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã và đang vào cuộc để phòng chống, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm gian lận đề trục lợi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. Vậy những hành vi trục lợi bảo hiểm thai sản bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vấn nạn việc trục lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hiện nay:
Gần đây, vấn nạn trục lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội diễn ra rất phổ biến. Các hành vi của vấn nạn thể hiển thông qua:
– Người lao động sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội giả. Cụ thể là những giấy tờ, tài liệu không có thật hoặc giấy tờ, tài liệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng thẩm quyền; giấy tờ, tài liệu cấp không đúng thời hạn quy định,… để sử dụng mang đi làm chế độ nhận thanh toán khoản ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động và chế độ khác.
– Các cơ sở khám chữa bệnh y tế trục lợi quỹ bảo hiểm y tế thông qua việc quyết toán công khám, tiền thuốc, dịch vụ kỹ thuật,… từ thẻ bảo hiểm y tế của người mua giấy chứng nhận khám chữa bệnh. Có những người đã lập hồ sơ chứng từ khống, hoặc thậm chí áp sai giá dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt; hoặc thanh toán dịch vụ kỹ thuật được chỉ định không phù hợp với tình trạng, tổ chức thu gom người có thẻ bảo hiểm y tế để cung ứng dịch vụ không cần thiết,…
Hoặc nhân viên tự ý kê khai tăng số lượng hoặc thêm các loại thuốc, vật tư y tế bên ngoài bệnh nhân không có sử dụng để độn chi phí.
Hoặc giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế tức là lập và sử dụng hồ sơ thẻ bảo hiểm y tế không do cơ quan có thẩm quyền cấp; hành vi giả mạo thẻ bảo hiểm y tế của người khác để mình được hưởng chế độ.
– Hưởng bảo hiểm xã hội dưới hình thức ủy quyền nhưng thực tế là mua bán sổ bảo hiểm xã hội. Không ít lần gặp trên mạng xã hội trong những hội nhóm về bảo hiểm xã hội, nhiều người đã đăng công khai việc “rao bán” sổ bảo hiểm xã hội. Một số đối tượng nhân cơ hội lợi dụng người lao động gặp khó khăn cần tiền gấp để gom mua sổ bảo hiểm xã hội. Sau đó thông qua
Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động mà còn ảnh hưởng đến tình hình an sinh xã hội của đất nước. Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đơn vị đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống lạm dụng, trục lợi bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vẫn còn diễn ra, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải có cơ chế xử lý rõ ràng, tạo sức nặng răn đe đến công dân.
2. Hành vi trục lợi bảo hiểm thai sản bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Tiến hành kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng
|
Khi có việc làm nhưng không thực hiện thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp | |
Khi thuộc trường hợp có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên mà không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm | |
Doanh nghiệp có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với mục đích để trục lợi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự/01 hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung, giá trị tối đa là không quá 75 triệu đồng | mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc nhưng trên thực tế không có hoặc không đúng người bệnh (mức vi phạm dưới 1 triệu đồng) | mức phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng |
Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc nhưng không có hoặc không đúng người bệnh trên thực tế | |
Mức vi phạm giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng | mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng |
Mức vi phạm giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng | mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng |
Mức vi phạm giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng | mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng |
Mức vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng | mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Mức vi phạm có giá trị từ 15 triệu đồng đến dưới 25 triệu đồng | mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng |
Mức vi phạm có giá trị từ 25 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng | mức phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
Mức vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng | mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng |
Mức vi phạm có giá trị từ 80 triệu đồng trở lên | mức phạt vi phạm từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
3. Trục lợi bảo hiểm thai sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 214 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
(1) Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đối tượng có hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174, Điều 353, Điều 355 Bộ luật hình sự. Các hành vi cụ thể gồm có:
– Hành vi lập hồ sơ giả.
– Hành vi làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Sử dụng những hồ sơ giả hoặc hồ sơ bị làm sai lệch nội dung với mục đích để lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Thực hiện hành vi có tổ chức.
– Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp.
– Hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Thực hiện chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để thực hiện hành vi phạm tội.
– Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Thực hiện hành vi vi phạm chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên.
– Thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên.
– Ngoài bị phạt như trên, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối tượng có hành vi trục lợi bảo hiểm thai sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như thuộc những trường hợp trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: