Phóng uế nơi công cộng là hành động tiểu tiện, đại tiện được các cá nhân thực hiện tại nơi công cộng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi phóng uế nơi công cộng bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là hành vi phóng uế nơi công cộng? Thực trạng, hậu quả của hành vi này trong thực tiễn đời sống:
- 2 2. Hành vi phóng uế nơi công cộng bị xử phạt như thế nào?
- 3 3. Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân cần làm gì để thắt chặt công tác quản lý đối với hành vi phóng uế nơi công cộng:
1. Thế nào là hành vi phóng uế nơi công cộng? Thực trạng, hậu quả của hành vi này trong thực tiễn đời sống:
Phóng uế là khái niệm được sử dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống hiện nay. Về cơ bản, có thể hiểu, phóng uế là việc người dân tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định. Phóng uế nơi công cộng là hành động tiểu tiện, đại tiện được các cá nhân thực hiện tại nơi công cộng.
1.1. Thực trạng của hành vi phóng uế nơi công cộng:
Hiện nay, hành vi phóng uế nơi công cộng vẫn diễn ra phổ biến tại nước ta. Hành vi này được thực hiện một cách thường xuyên.
Xét về cơ bản, xả uế là nhu cầu, bản năng tự nhiên của mỗi con người. Tuy nhiên, ta cần phải đặt bản năng tự nhiên đó vào một môi trường, hoàn cảnh cụ thể, không thể phóng uế một cách tự, do, tự nhiên, không kiểm soát.
Tại Việt Nam, một bộ phận người dân vẫn chưa ý thức được hành vi phóng uế của mình là gây mất vệ sinh, mất mĩ quan môi trường. Họ vẫn phóng uế tại nơi công cộng. Bất kỳ nơi nào có thể trở thành địa điểm thì các chủ thể này đều thực hiện hành vi của mình.
Điều đáng nói, bộ phận người dân có hành vi này không coi việc làm của mình là gây ảnh hưởng hay tác động xấu. Họ xem đây là phương thức giải quyết nhu cầu tự nhiên của con người. Chính vì những suy nghĩ như vậy, nên tại một số nơi, ở một bộ phận người dân, hành vi phóng uế nơi công cộng vẫn được diễn ra.
1.2. Tác hại của hành vi phóng uế nơi công công cộng:
Như đã phân tích ở trên, xả uế là nhu cầu của mỗi người, nhưng ta không thể đồng bộ hóa nhu cầu, bản năng đó với khái niệm tùy tiện và vô ý thức. Tại sao ở các địa điểm công cộng, lại luôn có các nhà vệ sinh công cộng. Bởi ai cũng nhận thức được nhu cầu tự nhiên đó. Nhưng điều mà con người ta hướng đến, là đặt nhu cầu này trong một bối cảnh thích hợp, văn minh và lịch sự.
Hành vi phóng uế nơi công cộng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường công cộng, cũng như người dân.
– Đối với môi trường công cộng: Việc phóng uế bừa bãi, không đúng nơi quy định gây ra tình trạng mất mỹ quan môi trường. Đáng nói hơn, nó còn dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Công cộng là những địa điểm chung, không thuộc
– Đối với sức khỏe của người dân: Việc phóng uế bừa bãi nơi công cộng sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Mùi hôi trong không khí còn ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của người dân, gây ra hệ quả xấu khi người dân phải ngửi lâu ngày.
– Đối với chủ thể thực hiện hành vi phóng uế: Việc phóng uế khiến chủ thể thực hiện hành vi này bị mọi người xung quanh nhìn nhận với ánh nhìn xấu. Họ sẽ đánh giá các đối tượng này là các chủ thể không có giáo giục, kém văn minh và bất lịch sự.
Thực tế, phóng uế không phải là những hành vi gây ra hậu quả to lớn, nhưng là hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh sống, cảnh quan chung của một khu vực, địa phương.
2. Hành vi phóng uế nơi công cộng bị xử phạt như thế nào?
Điều 25
– Đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo.
– Đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư,
– Đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng;
– Đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, đối với hành vi xả uế nơi công cộng (tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định), chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng. Đây là mức áp dụng chung đối với tất cả các chủ thể có hành vi vi phạm mà cơ quan Nhà nước đưa ra.
3. Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân cần làm gì để thắt chặt công tác quản lý đối với hành vi phóng uế nơi công cộng:
Như đã phân tích, phóng uế gây ra những hệ quả tiêu cực cho môi trường xung quanh cũng như ảnh hưởng đến các cá nhân liên quan. Vậy nên, dù không phải là hành vi gây ra hậu quả, thiệt hại nặng nề cho người dân và xã hội, song, Nhà nước và nhân dân cần có những hành động kịp thời để ngăn chặn hành vi phóng uế nơi công cộng, cũng như thặt chặt công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
– Nhà nước:
+ Nhà nước cần đẩy mạnh việc đưa ra các
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường công cộng tại mỗi địa phương. Phát hiện hành vi vi phạm nào thì xử lý nghiêm hành vi đó.
+ Nhà nước cần xây dựng nhiều hơn các địa điểm vệ sinh công cộng. Hiện nay, các cơ sở vệ sinh công cộng đã được xây dựng, nhưng tại một số địa phương, số lượng nhà vệ sinh được đưa vào sử dụng còn ít. Đây chính là một trong những hạn chế của công tác bảo vệ môi trường tại nước ta.
– Chính quyền địa phương cần nắm bắt và thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường mà cơ quan Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, cán bộ địa phương cần tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường, điển hình là việc không phóng uế ra môi trường công cộng. Với các hành vi vi phạm, nếu bị phát hiện, song song với việc xử phạt hành chính, chính quyền địa phương còn thực hiện các biện pháp cảnh cáo, răn đe khác để người dân không tái phạm, tiếp diễn.
– Về phía người dân: Mỗi người dân đều cần ý thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường. Ta cần ý thức được rằng, hành vi phóng uế nơi công cộng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường, cũng như sức khỏe của mọi người xung quanh. Ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, thì các cá nhân mới điều chỉnh được hành vi, không tiếp diễn hay vi phạm.
Nhà nước, chính quyền địa phương cùng đồng lòng chung sức, thì vấn đề liên quan đến phóng uế nơi công cộng sẽ được giải quyết. Các vấn đề liên quan đến môi trường từ đó cũng được cải thiện.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.