Hành vi nhắn tin quấy rối, đe dọa bị xử lý như thế nào? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Hành vi nhắn tin quấy rối, đe dọa bị xử lý như thế nào? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Hiện em đang có một vấn đề cần luật sư tư vấn giúp ạ. Chuyện là em đang bị một đối tượng nam thanh niên nhắn tin quấy rối và đe dọa, yêu cầu em phải quan hệ với họ nếu không họ sẽ phát tán những bức hình nhạy cảm của em lên mạng. Vậy luật sư cho em hỏi, em nên làm gì và hành vi đó bị xử lý như thế nào ạ? Em xin cảm ơn!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
– Bộ luật Hình sự 1999;
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 ghi nhận: cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Như vậy, việc đe dọa tung ảnh nhạy cảm của bạn lên mạng là vi phạm pháp luật.
Việc thanh niên này đe dọa tung ảnh nhạy cảm của bạn lên mạng nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật Hình sự 1999:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Bạn nên đem những tin nhắn đã lưu lại để tới cơ quan công an cấp huyện để tố giác hành vi người đã gửi tin nhắn. Xét theo mức độ hành vi, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, khung hình cao nhất là phạt tù từ một năm đến ba năm, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 121: Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân dự qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, nếu như hành vi này chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự, đối tượng này có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66
Như vậy, nếu bạn bị người khác nhắn tin đe dọa, bạn có thể báo ngay với Cơ quan công an cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành điều tra và xử phạt.