Quốc phòng là một trong lĩnh vực quan trọng để bảo vệ nền hòa bình đất nước, vì thế pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cản trở trong lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra: Hành vi nào sẽ được coi là hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng?
Mục lục bài viết
1. Một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng:
Hiện nay pháp luật đã có một số quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực quốc phòng. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật quốc phòng năm 2018 hiện nay, một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng được ghi nhận như sau:
– Nghiêm cấm hành vi chống lại độc lập, chống lại chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống lại sự thống nhất của đất, chống lại nhân dân vào đảng, chính quyền và nhà nước Việt Nam, đi ngược lại chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc của toàn thể dân tộc;
– Nghiêm cấm hành vi thành lập hoặc tài trợ, nghiêm cấm hành vi tham gia các lực lượng tổ chức vũ trang trái quy định của pháp luật;
– Nghiêm cấm hành vi điều động và sử dụng người trái quy định pháp luật, sử dụng các loại phương tiện và vũ khí, sử dụng trái phép các vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị và phương tiện nhằm mục đích tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cơ quan nhà nước, hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện và diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt bởi cấp trên;
– Nghiêm cấm hành vi chống lại hoặc cản trở các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
– Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để thực hiện các mục đích trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được nhà nước bảo vệ;
– Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trái với quy định của pháp luật hiện nay.
2. Hành vi nào là hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, Cụ thể là căn cứ tại Điều 2 của Luật quốc phòng năm 2018, có giải thích về thuật ngữ quốc phòng, theo đó thì quốc phòng là khái niệm để chỉ công cuộc dựng nước và giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhất, và lực lượng vũ trang nhân dân được xác định làm nòng cốt.
Vậy hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng được xác định như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này thì sẽ căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của
– Hành vi không thông báo hoặc thông báo chậm về các giấy tờ và các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực quốc phòng;
– Hành vi dùng lời nói, dùng hành động để ngăn cản hoặc đe dọa về vật chất, hoặc thực hiện các hoạt động khác với mục đích đe dọa về tinh thần đối với người có trách nhiệm thi hành nghĩa vụ về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự hoặc khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ theo đúng quy định của pháp luật;
– Hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, biểu hiện bằng lời nói hoặc biểu hiện thông qua hành vi, như ngăn cản hoặc đe dọa về vật chất, thực hiện các hành động đe dọa về tinh thần với mục đích để người khác không dám tham gia hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, không dám tham gia các lực lượng dân quân tự vệ hoặc làm cho người có trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ huy, và điều hành lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được các nhiệm vụ của mình đối với việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ theo đúng quy định của pháp luật;
– Hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng có thể là hành vi ngăn cản hoặc đe dọa tinh thần đối với các cán bộ đang thi hành nhiệm vụ trong lĩnh vực quốc phòng, sử dụng các thủ đoạn khác để ngăn chặn các cán bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
3. Mức xử phạt đối với hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mức xử phạt đối với hành vi cản trở trong lĩnh vực quốc phòng được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ. Theo đó, hành vi “cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ” quy định tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người khác không dám tham gia lực lượng dân quân tự vệ hoặc làm cho người có trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ huy, điều hành lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.
Thứ hai, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cản trở cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, hành vi “cản trở cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ” quy định tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Trong lĩnh vực quốc phòng thì nhà nước có những chính sách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật quốc phòng năm 2018 hiện nay có ghi nhận về một số chính sách của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, cụ thể như sau:
– Nhà nước tăng cường cùng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, tăng cường sức mạnh quân sự trong hoạt động bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở các khu vực và trên toàn thế giới trong sự nghiệp chung của toàn nhân loại;
– Thực hiện độc lập và chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thực hiện những chính sách bảo vệ hòa bình và tự vệ của dân tộc, sử dụng các biện pháp chính đáng và thích hợp trong lĩnh vực phòng ngừa và đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù;
– Thực hiện đường lối đối ngoại quốc phòng phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và hòa bình, hữu nghị hợp tác và cùng phát triển, thực hiện hoạt động chống chiến tranh dưới mọi hình thức và dưới bất kỳ phương án nào, tích cực chủ động hơn trong xu thế hội nhập và mở rộng hợp tác với quốc tế;
– Huy động nguồn vốn của các chủ thể trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
– Khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần cho nền quốc phòng toàn dân trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và không trái với pháp luật Việt Nam, ngoài ra còn phù hợp với pháp luật quốc tế;
– Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng một nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, công nghiệp quốc phòng và an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay;
– Nhà nước có một số chính sách yêu đãi đối với các chủ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, và có một số chính sách đặc thù của các khu vực biên giới hải đảo, và các vùng có vị trí chiến lược trọng điểm;
– Nhà nước ghi nhận công lao và tiến hành những hoạt động khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để bảo vệ tổ quốc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quốc phòng năm 2018;
– Nghị định 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thông tư 07/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu và Nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.