Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả bị xử lý như thế nào? Tội làm giả các giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, rất nhiều các giao dịch, thủ tục hành chính hay theo quy định của pháp luật có yêu cầu phải nộp
Có thể hiểu giấy khám sức khỏe là một trong những loại giấy tờ do các cơ sở y tế, bệnh viện cấp các cá nhân về các thông tin chi tiết và các mục khám để xác minh được tình trạng sức khỏe của một người một cách tổng quát nhất về nội, ngoại khoa, tai, mắt, thần kinh…
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì thủ tục khám sức khỏe theo đúng quy định thì người có yêu cầu khám sức khỏe phải nộp tờ khai và giấy tờ tùy thân cho các cơ sở khám sức khỏe tại thời điểm khám. Sau khi nhận được các giấy tờ của người yêu cầu khám sức khỏe thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc theo đúng quy trình như đối chiếu các hồ sơ giấy tờ, và thực hiện việc khám chữa bệnh theo từng chuyên khoa. Sau đó trả kết quả cho người yêu cầu khám sức khỏe theo quy định. Nếu có các hành vi khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục theo quy định đều là các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khi có đủ các dấu hiệu tội phạm như sau:
Có thể hiểu về khái niệm làm giả theo quy định pháp luật là các hành vi làm giống như thật về các giấy tờ, tài liệu, con dấu của các cơ quan, tổ chức mà các loại giấy tờ này hiện nay chưa có loại tương tự trong đời sống. Những hành vi này chỉ phạm tội khi các cơ quan, cá nhân, tổ chức sử dụng nó nhằm mục đích lừa đối người khác có hành vi trái pháp luật của những người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ, tài liệu như chữ ký, con dấu, nội dung các giấy tờ tài liệu.
Về mặt chủ thể của tội phạm
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự thì người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà những người này không mắc các bệnh mất khả năng về nhận thức như bệnh tâm thần, bệnh đao… có thể là bất kể người nào bởi vì chủ thể của loại tội phạm này không phải là các chủ thể đặc biệt theo quy định của Bộ luật hình sự.
Về mặt khách thể của tội phạm
Người phạm tội có hành vi xâm phạm các hoạt động bình thường, tác động lên các đối tượng như các giấy tờ, con dấu giả, xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực trật tự, quản lý hành chính của nhà nước về quản lý các giấy tờ, tài liệu, các con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước.
Về mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện các hành vi làm giả này tính từ thời điểm những người không cho thẩm quyền tạo ra những con dấu, giấy tờ giả của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong một thời gian nhất định khi phạm tội này hoàn thành.
+ Mặc dù việc sử dụng các con dấu tài liệu, giấy tờ có thể không cần xảy ra khi các hậu quả, nhưng những người phạm tội nhằm mục đích lừa dối các cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.
+ Người phạm tội phải có các hành vi dùng các thủ đoạn khác để nhằm mục đích làm giả con dấu, giấy tờ như in, đúc, khắc..nhằm bắt chước, hoặc có các hành vi thêm, bớt các nội dung theo đúng mẫu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có các hành vi sản xuất trái phép các giấy tờ như hộ chiếu, căn cước công dân, bằng cấp của các trường, sổ hộ khẩu…của các giấy tờ này của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà họ được phép sử dụng để giải quyết công việc hoặc thực hiện nhiệm vụ hoặc họ được phép sản xuất, lưu hành theo đúng quy định của pháp luật. Hậu quả của tội này có thể không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích lừa dối, làm giả ví dụ như để xin việc, để vay tiền các ngân hàng chẳng hạn, và nó không phải là dấu hiệu bắt buộc để đủ các điều kiện cấu thành của tội phạm chỉ cần có các hành vi là người phạm tội đã thực hiện tội phạm đã hoàn thành các hành vi làm giả thì sẽ phải căn cứ vào mức độ nghiêm trọng trong các tình tiết định khung tăng nặng.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Trong tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong
Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ.
Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân.
Về khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội có hành vi sử dụng và làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm như có tổ chức, tái phạm nhiều lần, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.
Việc sử dụng giấy khám sức khỏe gây nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan, nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản, kinh tế, xã hội, uy tín của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và thậm chí là chính bạn thân những người mua bán giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, để ngăn ngừa, giáo dục, răn đe và xử nghiêm, kịp thời đúng người, đúng tội những hành vi mua bán giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Xử lý hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu xin luật sư tư vấn hộ cháu về trường hợp này. Chị gái cháu 23 tuổi và chưa đi làm vì chị ở nhà sinh em bé. Sau khi sinh xong được một thời gian, chị cháu làm hồ sơ để xin việc. Trong hồ sơ xin việc có yêu cầu giấy khám sức khỏe. Bình thường chị cháu lên thẳng bệnh viện trong khu vực sinh sống để xin giấy khám sức khỏe nhưng do lần này hạn nộp hồ sơ vào thứ 7, mà chị cháu chưa kịp xin được giấy khám sức khỏe vì bệnh viện không làm vào ngày nghỉ. Chị cháu được một anh họ giới thiệu rằng có một chỗ chuyên cung cấp (kiểu như bán) giấy khám sức khỏe này do một bác sĩ trong bệnh viện đứng ra. Thế là anh họ cháu mua hộ chị gái cháu. Vào đợt xin việc làm tiếp theo, chị cháu đi nộp hồ sơ thì cơ quan tuyển dụng yêu cầu cần có dấu trực tiếp trong ảnh trên giấy khám sức khỏe, chị cháu đã cầm tờ giấy khám sức khỏe lần trước mua lên chính bệnh viện đó để xin. Khi đó, nhân viên trong bệnh viện cho chị cháu biết rằng giấy khám sức khỏe này là giả và đã gọi cho công an. Chị cháu bị đưa về đồn để lấy lời khai. Khi đó, chị cháu cũng thật thà khai đúng sự thật vì chính chị cháu cũng không biết rằng đó là giấy tờ giả. Lần thứ nhất, mấy chú công an cứ động viên chị cháu có gì cứ nói ra, không phải sợ vì chị cháu là người bị hại, sẽ không sao cả. Sau 2 hay 3 lần cứ bị gọi lên đồn để lấy lời khai thì một chú công an mới gặp riêng chị cháu và nói chuyện. Chú công an có bảo rằng các chú đã thống nhất với nhau là chị cháu nộp cho chú ấy 10 triệu không thì chị cháu sẽ bị khởi tố và dặn chị cháu rằng đây là chuyện tế nhị, không được nói với ai cả. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn và cũng nghĩ rằng họ đang cố gắng lấy tiền nên chị cháu bảo cho thời gian về suy nghĩ và bàn bạc cùng gia đình. Luật sư cho cháu hỏi rằng nếu bị khởi tố thì chị gái cháu có bị làm sao không? Và người anh họ mua hộ chị gái cháu có bị làm sao không? (Vì anh ấy cũng không biết là giấy tờ giả).
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 267 “
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Chị của bạn và anh họ bạn có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật. Như vậy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015”, hình phạt có thể là “phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.