Căn cứ xác định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh? Thế nào là tinh thần bị kích động mạnh? Hình phạt tội giết người?
Mục lục bài viết
1. Phạm tội giết người trong tình trạng bị kích động mạnh:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý công ty. Xin quý công ty hãy tư vấn giúp tôi trong trường hợp này. A và B uống say xong gây sự. A và B về gọi người nhà mang theo cuốc, gậy, gộc ra đánh nhau. Ra đến nơi do say nên A nằm trong ngủ trong bụi cây, người nhà của B chạy đến đánh A bị thương phần mềm. E trai của A thấy cảnh anh bị đánh gọi thêm một người nữa đánh người đó chết. E trai của A có phải bị phạm tội giết người trong tình trạng bị kích động mạnh không ạ? Và A có phạm tội gì trong trường hợp này không ạ? Em xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra là trường hợp trước khi có hành vi phạm tội, người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức do hành vi trái pháp luật của người người bị hại hoặc khác gây ra.
Một người bị kích động về tinh thần ngoài trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật đối với chính bản thân họ, thì còn có cả trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật đối với những người thân thích của họ. Những người thân thích là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với chồng; cha mẹ với con cái; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau; ông bà nội ngoại đối với các cháu v.v…
Căn cứ theo Điều 125
Xác định em của A có bị khởi tố về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cần xem xét các yếu tố cấu thành tội này:
Khách thể:
Khách thể của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng con người
Mặt khách quan
Là hành vi giết người- tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, thông qua những hành động như : đâm, chém, đánh, đạp,…
Đối với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cần lưu ý, hành vi giết người phải được thực hiện trong trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh
– Tinh thần bị kích động mạnh: Là việc người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái người đó không còn nhận thức được đầy đủ về hành vi của mình, nhưng không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức, hành vi, trường hợp này không giống với người không có năng lực hành vi hình sự như : mắc các bệnh tâm thần, thần kinh hay chưa đủ độ tuổi.
Tình trạng kích động này do hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật của người bị hại là yếu tố bắt buộc của loại tội này, hành vi đó phải có tác động nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đến tinh thần của người phạm tội, làm cho người đó trong một thời điểm không còn nhận thức đầy đủ được hành vi của mình mà dẫn đến việc phạm tội.
Ở trường hợp này em của A bị kích động do A bị B và người nhà B đánh bị thương phần mềm nhưng để xác định mức độ kích động mạnh hay không để có thể quy về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” thì phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể vì trạng thái tinh thần của mỗi người khác nhau.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý
Chủ thể : là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
Như vậy, cần phải dựa trên đầy đủ các yêu tố trên để xem xét tính chất nghiêm trọng đối với trường hợp của em trai A. Trường hợp hành vi của em trai A chưa đủ căn cứ để xác định xem em trai của A có phạm tội giết người trong trạng thái kích động mạnh hay Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Đối với hành vi của A, do thông tin không nêu cụ thể nên trong trường hợp này không đủ kết luận có cấu thành tội phạm hay không?
2. Hành vi giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh:
Tóm tắt câu hỏi:
Nguyễn Văn Quang có mâu thuẫn với Trần Văn Bách từ trước nên hai bên có hẹn gặp nhau để giải quyết (đánh nhau). Quang về nhà đem theo một con dao phớ dài khoảng 45cm đi tìm Bách. Còn Bách cũng về nhà chuẩn bị 2 thanh kiếm dài 65 cm đem theo bên mình và có rủ thêm bạn là Long cùng đi. Khi gặp Bách, Quang lập tức rút dao ra chém Bách 3 nhát và Bách đều né được. Lúc này Long rút trong túi ra hộp xịt hơi cay xịt vào mặt Quang làm Quang bị cay mắt và ngồi xuống. Bách đã rút kiếm và chém liên tiếp vào Quang làm Quang gục xuống (Bách vẫn tiếp tục chém).
Sau đó Bách đi tìm bạn bè của Quang và hô “chém chết hết bọn này đi”, không gặp được ai Bách đã chém 2 người bên đường làm họ bị thương. Quang đã bị chết, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh T đã truy tố Bách về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Cơ quan điều tra bỏ qua Long không có một bản khai nào trong hồ sơ vụ án. Xin hỏi định danh tội của Bách như vậy có phù hợp hay không? Việc không đưa Long vào diện điều tra có bỏ lọt tội phạm hay không ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 125
Vê tình tiết tinh thần bị kích động mạnh về khoa học luật hình sự được hiểu như sau: Đó là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Hoặc hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không được coi là kích động mạnh, nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc thì được coi là mạnh hoặc là rất mạnh.
Mặc dù hành vi của Quang là hành vi trái pháp luật nghiệm trọng nhưng có thể thấy ở đây Bách thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của Bách không phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của Quang làm Bách không thể tự chủ, tự kiềm chế được hành vi gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Mà ở trường hợp này Bách đã có chủ đích là sẽ đánh nhau với Quang ( thông qua việc chuẩn bị 2 thanh kiếm dài 65 cm đem theo bên mình và có rủ thêm bạn là Long cùng đi), đồng thời khi Long xịt hơi cay Bách đã tận dụng cơ hội đó để chém Quang. Có thể thấy hành vi của Bách là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của Quang và đã phạm vào Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ngoài ra, đối chém 2 người bên đường làm họ bị thương, Bách còn phạm vào Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Về hành vi của Long, có thể thấy Long đã có sự bàn bạc trước với Bách về việc đánh Quang, Long cũng cùng Bách thực hiện hành vi chém Quang. Như vậy, trong vụ án này Long là đồng phạm với Quang trong Tội giết người. Việc không đưa Long vào điều tra là đã bỏ lọt người phạm tội.
3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết người khi bị trầm cảm:
Tóm tắt câu hỏi:
Có chú bị phạm tội giết vợ có dấu hiệu trầm cảm. Quy theo luật hình sự phải ở tù trong khoảng bao nhiêu năm? Cháu mong luật sư giúp đỡ cho câu trả lời.Xin trân thành cảm ơn luật sư Dương Gia.?
Luật sư tư vấn:
– Theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Căn cứ quyết định hình phạt
– Khi quyết định hình phạt,
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
– Các tình tiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì chú của bạn đã phạm tội giết vợ thuộc trường hợp quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể mức phạt của chú bạn là bao nhiêu năm thì còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác của vụ án. Vì chú của bạn khi thực hiện hành vi phạm tội đang trong trạng thái có dấu hiệu bị trầm cảm thì có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Như vậy mức án tù của chú bạn có thể được xem xét giảm nhẹ.
4. Truy cứu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi nếu ô tô của người A bị chặn do mâu thuẫn, các đối tượng bên ngoài có hành vi uy hiếp xe. Nếu đằng sau và trước bị chặn bởi người mà A đạp ga và chạy đâm vào đối tượng uy hiếp mình. Nếu người đó chết thì A có phạm tội không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, người A do mâu thuẫn bị một số đối tượng chặn trước và sau ô tô để uy hiếp. A có hành vi đạp ga chạy đâm vào một trong số các đối tượng chặn đánh mình và dẫn đến chết một người.
Trường hợp 1: Tại thời điểm bị vây đánh những đối tượng đó có hành vi đã hoặc đang xâm hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người A hoặc người thân thích của người A dẫn đến tinh thần của A bị kích động mạnh khiến cho A có hành vi đạp ga tông xe làm chết một người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức.
– Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 trở lên.
– Khách thể: Xâm hại đến quyền sống của người khác được pháp luật bảo vệ.
– Mặt khách quan: Người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do chính hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân này có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa đến mức cấu thành tội phạm.
– Mặt chủ quan: Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó).
Trường hợp 2: tại thời điểm bị vây bắt, những đối tượng đó chưa có hành vi xâm hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của A hoặc những người thân thích của A nhưng A lại có hành vi đạp ga tông vào họ với mục đích tước đi tính mạng của họ thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Chủ thể: Người có năng lực hành vi dân sự từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Khách thể: Xâm hại đến quyền sống của người khác được pháp luật bảo vệ.
– Mặt khách quan: Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
Hậu quả: Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
– Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, tuỳ từng hành vi khách quan của A và nguyên nhân xảy ra hành vi của A thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.