Hành vi đánh người gây thương tích bị xử lý như thế nào? Cố ý gây thương tích cho người khác khung hình phạt như thế nào?
Hiện nay, chuyện người với người đánh nhau, tham gia đánh nhau, đánh nhau có tổ chức là chuyện không hiếm gặp trong cuộc sống thường nhật, thậm chí có thể được phản ánh bằng những video trên facebook, zalo hay trên các trang báo mạng. Dù xuất phát từ lý do gì, mâu thuẫn ra sao thì việc đánh nhau gây thương tích cho người khác đều làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể của người khác. Đồng thời, bản thân người có hành vi đánh người khác cũng sẽ phải chịu sự trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của chính mình. Vậy hành vi đánh người gây thương tích bị xử lý như thế nào? Để giải đáp về vấn đề này, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương Gia sẽ đề cập đến các cách thức xử lý hành vi đánh người gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, quy định về việc xử lý đối với hành vi đánh người gây thương tích được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Trước hết, “đánh người gây thương tích” được hiểu là hành vi dùng lực tác động đến cơ thể của người khác thông qua các hành động như đấm, đá, đánh bằng tay hoặc sử dụng các dụng cụ, công cụ như dao, kiếm, gậy gộc, cục đá, viên gạch… tác động trực tiếp đến cơ thể của người khác. Hành vi này đã tác động và gây nên hậu quả là làm tổn hại đến sức khỏe, gây thương tích cho thân thể của người bị đánh, xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng, thân thể sức khỏe của mỗi cá nhân.
Hành vi này được xác định là thực hiện với lỗi cố ý, bởi khi một người dùng tay hay sử dụng vật dụng, hung khí để tác động, gây tổn hại cho người khác thì bản thân họ đã có sự chủ động trong hành vi đồng thời họ hoàn toàn biết và nhận thức được hậu quả của hành vi của mình đối với cơ thể của người bị mình đánh.
Khi một người, vì lý do nào đó, mà có hành vi đánh người, gây thương tích cho người khác thì tùy vào từng mức độ của hậu quả, tính chất của hành vi phạm tội mà người có hành vi đánh người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau.
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người gây thương tích cho người khác.
Khi một người có hành vi đánh người khác mà gây thương tích cho người khác thì căn cứ theo quy định của
Căn cứ theo quy định tại Điều 134
– Hành vi đánh nhau này gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn hại cơ thể của người bị hại từ 11% trở lên.
– Hoặc thuộc trường hợp tỷ lệ tổn hại cơ thể sau khi giám định được xác định dưới 11%, tuy nhiên khi thực hiện hành vi phạm tội có một trong các tình tiết sau:
+ Người phạm tội sử dụng những vũ khí, hung khí nguy hiểm, hoặc những thủ đoạn khác tiềm ẩn khả năng gây hại cho nhiều người hoặc sử dụng những hóa chất, axit nguy hiểm.
Ví dụ, vì đánh ghen mà dùng axit tạt vào mặt người khác nhằm hủy hoại mặt của người này hoặc dùng dao đâm vào người khác gây thương tích cho họ.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hướng đến những đối tượng bị tác động là những người không có hoặc có sức phản kháng, kháng cự, chịu đựng yếu như trẻ em dưới 16 tuổi, người phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người ốm đau, hoặc những người không có khả năng tự vệ khác.
Ví dụ: A (18 tuổi), sau khi nhận được thông tin em trai đang bị bắt nạt ở trường, nên đã cùng hai người khác cầm gậy, rủ thêm hai người khác, trèo tường, lợi dụng giờ ra chơi (nghỉ giữa tiết) đã gọi người bắt nạt em trai của A ra góc khuất của trường và đánh liên tiếp vào người này. Người bị đánh là B mới chỉ có 15 tuổi, nên khi bị đánh liên tục bằng gậy, người này đã bị tổn thương phần đầu, chảy rất nhiều máu, còn bị gãy tay, và bầm tím nhiều phần trên cơ thể. Có thể thấy A là người đã thành niên, đã có hành vi dùng gậy – hung khí nguy hiểm để đánh người khác, gây thương tích cho nạn nhân là người dưới 16 tuổi. Hành vi này còn có tính chất có tổ chức nên dù thương tích của B dưới 11% thì A vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với những đối tượng là ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo của họ hoặc những người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho họ. Trường hợp này, hành vi của người phạm tội, dù vì lý do gì cũng cho thấy tính vô ơn, không phù hợp với đạo hiếu, giá trị đạo đức của dân tộc nên cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Do theo bạn bè đua đòi, ăn chơi, nên A (20 tuổi) đã có dấu hiệu nghiện ma túy, và vì cần tiền để phục vụ việc hút, chích thuốc nên A thường xuyên về nhà đòi mẹ tiền và bán hết tài sản trong nhà. Một lần, khi yêu cầu mẹ đưa tiền nhưng mẹ của A không có tiền cho và có ý chửi mắng A, nên tức giận, A đã dùng tay tung nắm đấm, đánh vào người mẹ của A làm người mẹ này bị thương tích gãy xương mũi, gãy tay, tỷ lệ tổn hại cơ thể 8%. Có thể thấy, A đã có hành vi đánh mẹ, gây thương tích cho người mẹ của A, mặc dù tỷ lệ thương tích dưới 8% nhưng việc đánh mẹ là một tình tiết định khung để dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A về hành vi cố ý gây thương tích.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, hoặc có tính tổ chức.
Tính chất côn đồ của hành vi phạm tội thường thể hiện ở tính chất hung hãn, ngang ngược, thô bạo trong việc đánh người gây thương tích. Còn tính có tổ chức thường thể hiện ở việc tham gia của nhiều người trong việc gây thương tích của nhiều người trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động.
+ Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác xuất phát từ việc thực hiện công vụ của nạn nhân.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ tạm giam, hoặc chấp hành án phạt tù, hoặc đang bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Quy định chi tiết này là phù hợp, bởi việc phạm tội trong thời gian này cho thấy người phạm tội không có sự ăn năn hối cải với sự việc đã bị xử lý trước đó, mà còn cho thấy khả năng tái phạm.
Chủ thể thực hiện hành vi đánh nhau gây thương tích, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác được xác định là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Còn người phạm tội nếu là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể thấy, khi một người có hành vi đánh nhau mà gây thương tích cho người khác mà thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì người thực hiện hành vi đánh nhau này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp này, tùy vào mức độ thương tích của nạn nhân, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể phải chịu hình phạt, nhẹ thì bị phạt cải tạo không giam giữa và nặng nhất là có thể bị xử phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trường hợp người phạm tội có hành vi đánh người gây thương tích cho người khác nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên thì người phạm tội này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng họ có thể bị xử phạt hành chính.
Thứ hai, về xử phạt hành chính đối với hành vi đánh người gây thương tích cho người khác.
Trong trường hợp một người có hành vi đánh người gây thương tích cho người khác nhưng không đáp ứng các điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, thì họ vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo nội dung quy định tại
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 5
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu người phạm tội có hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau. Điều đó có nghĩa, trong vụ việc đánh nhau này, cả người phạm tội và nạn nhân đều tham gia đánh nhau, nhưng hành vi của người phạm tội đã gây nên thương tích cho nạn nhân.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đông nếu người phạm tội có hành vi thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau, hoặc có hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác. Trường hợp này, hành vi gây thương tích này được xác định là hành vi cố ý của đơn phương người phạm tội thực hiện.
Như vậy, thân thể, sức khỏe của mỗi người là bất khả xâm phạm, và được pháp luật bảo hộ. Vậy nên, khi một người cố ý đánh nhau, gây thương tích cho người khác thì họ đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, và tùy theo mức độ mà họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cầm xẻng đánh người gây thương tích thì bị xử lý như thế nào?
- 2 2. Xử lý hành vi đánh người gây thương tích
- 3 3. Luật sư tư vấn tố cáo hành vi đánh người gây thương tích
- 4 4. Tố cáo hành vi xông vào nhà người khác đánh người gây thương tích
- 5 5. Truy cứu hành vi đánh người gây thương tích 16%
- 6 6. Trách nhiệm của công an giải quyết vụ việc đánh người gây thương tích
1. Cầm xẻng đánh người gây thương tích thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có câu hỏi như sau: Tôi đi đắp nước ruộng thì có xảy ra mâu thuẫn. Tôi có giải thích rõ là tôi bắt lưới để mượn máy làm nhưng ngươi kia không chịu nên hai bên đẩy nhau lúc do ông đấy tay cầm xẻng đánh vào đầu tôi. Tôi thương tích chiều dài là 0.7cm chiều sâu 0.5 cm. Vậy ông ta bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, với những thông tin bạn đưa ra thì hành vi của người đánh bạn là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên, để xác định chính xác và đầy đủ trách nhiệm của người kia thì cần phải làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, về tỷ lệ thương tật của bạn. Như đã xác định ở trên, bạn là nạn nhân của hành vi cố ý gây thương tích cho người khác và hình thức xử lý đối với người cố ý gây thương tích cho bạn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thương tật thực tế của bạn do hành vi của người kia gây ra. Những vết thương của bạn cần được cơ quan y tế có chức năng giám định, kết luận chính thức thì mới có thể làm căn cứ trong việc xử lý người đã đánh bạn.
Thứ hai, hành vi của người đánh bạn. Trong Bộ luật hình sự 2015, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác được quy định trong ba tội danh lần lượt là: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (điều 134); Tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 136).
Tuy nhiên, vì bạn không cung cấp thông tin cụ thể về tình huống xảy ra sự việc nên xin đưa ra thông tin về ba tội danh trên để bạn có thể so sánh, đối chiếu vào trường hợp của mình:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác được quy định tại điều Điều 134 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Trong trường hợp này, người kia có hành vi dùng xẻng gây thương tích cho bạn. Theo quy định của pháp luật thì “xẻng” có thể được coi là “hung khí nguy hiểm”. Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của “Bộ luật hình sự 2015” là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và mục 2.2. mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định:
“2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công.
a, Về công cụ, dụng cụ: ví dụ: búa, đinh. dao phay, các loại dao sắc, nhọn,…
b, Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c, Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Thứ ba, ngoài trách nhiệm hình sự người đó còn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mẹ của bạn khi chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra. Theo Điều 590
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Bên cạnh đó, người kia còn có thể bị xử phạt hành chính từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống cháy nổ; phòng chống bạo lực gia đình:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a, Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…”
Từ những quy định trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để có thể có những quyết định đúng đắn nhất để bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Xử lý hành vi đánh người gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư giải đáp giúp tôi về việc xử phạt quân nhân và người công dân bình thường cùng đánh người. Khi đưa ra công an, công an đã kết luận người bị đánh là người bị hại, người đó có quyền làm đơn kiện. Vậy quân nhân cùng công dân đánh người kia sẽ bị xử lí như thế nào và người bị hại có quyền như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Cấu thành của tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là có hành vi cố ý gây thương tích và tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 1, Điều 134, Bộ Luật hình sự 2015 như trên thì cả quân nhân và công dân đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi gây ra đồng thời theo tỷ lệ thương tật của nạn nhân.
Điều 155
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.“
Như vậy, nếu phạm tội tại Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015, nếu có đơn yêu cầu của người bị hại không khởi tố vụ án hình sự thì quân nhân và công dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính đồng thời bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
+ Xử phạt hành chính: Điểm c, điểm e, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau,
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”
+ Bồi thương thiệt hại: Điều 590
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.“
3. Luật sư tư vấn tố cáo hành vi đánh người gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia. Tôi rất mong luật sư tư vấn sự việc như sau: Trong lúc dạy con học bài tôi nóng tính, có mắng con to tiếng và khi nóng quá tôi có đuổi cháu ra khỏi chỗ học rồi nói đốt sách đi, mai nghỉ học. Cháu khóc xuống nhà nói với bà nội, rồi lúc đó bà lên mắng chửi kèm theo những lời xúc phạm. Tôi biết sai không nói gì ở yên rồi mẹ tôi xuống nhà. Khoảng 30 phút sau con gái tôi và bà thím về bên nhà xem phim. Tôi đã mắng cháu có câu (ra xã hội tao dạy con người ta có dốt không áp lực về nhà mày là con tao dốt thì tao phải khổ). Vừa lúc đó mẹ chồng tôi đi lên nhà, bà bảo mày chửi ai? Tôi nói con đang chửi cháu. Tôi nói tiếp con biết mẹ bênh cháu nhưng khi con dạy cháu mẹ không nên tham gia vào. Mà mẹ muốn cháu học yếu thường xuyên bị cô giáo phê bình hay mẹ muốn cháu tiến bộ hơn. Tôi nói chưa dứt lời mẹ tôi quát tôi im mồm đi không tao tát cho mày mấy cái giờ. Mày láo thế là bà tát mấy cái vào mặt tôi rồi nói mày đánh tao đi. Tôi nói con không đánh mẹ, mẹ thấy con sai thì mẹ cứ đánh. Bà nghiến răng, mắt trợn lên nhặt dép ném tôi rồi cầm dép xông vào đập mấy cái vào mặt tôi rồi liên tục nói mày đánh tao đi. Tôi tức quá nói sao con phải đánh mẹ bằng tay con. Bà tức đã gọi điện cho con trai thứ hai (em trai chồng) con về ngay mẹ với nó đánh nhau. Khoảng 20 phút sau em chồng tôi về đến nhà dựng xe chạy vào nhà lúc đó tôi đang ngồi ở bàn máy tính. Bất ngờ túm tóc tôi kéo lê cả người và ghế ngã xuống rồi đấm, đạp liên tục vào đầu và vai, mọi người can, tôi vừa đứng lên thì em chồng tôi lại lao vào giật tóc tôi ngược về sau rồi đấm liên tục vào mắt và đầu gần thái dương. Và kèm theo những lời nói xúc phạm. Mọi người vào can, em chồng tôi không thôi mà còn hung hãn lao tới đánh tiếp. Tôi không thể trở tay kịp. Giờ tôi bị đau khắp người mặt sưng tím. Tôi có nên khỏi kiện em chồng và mẹ chồng tôi được không? Thưa luật sư tôi rất mong luật sư tư vấn vấn cho tôi. Xin cám ơn Công ty Luật Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân“.
Như vậy, nếu tỷ lệ thương tật của bạn từ 11% trở lên hoặc dưới 11% và thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì em chồng của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định trên.
Nếu hành vi của em chồng bạn không cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi em chồng bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
4. Tố cáo hành vi xông vào nhà người khác đánh người gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư tư vấn dùm em chuyện là như sau, buổi tối gia đình em đang ngủ thì có một đám người xông vào nhà đánh người nhà em. Em trai em mới 15 tuổi vào can thì bị ba người xông tới đánh tới tấp. Gia đình em đưa em trai em đi bệnh viện bác sĩ bảo em trai em bị chấn thương đầu và chẹo xương hàm,…và có nhiều vết bầm trên cơ thể. Với thương tích như vậy gia đình em có quyền thưa ra tòa và truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và nếu truy cứu trách nhiệm hành sự thì người cố tình gây thương tích cho em trai em như vậy. Có bị truy cứu không? Xin luật sư tư vấn dùm em, em cảm ơn ạ.
Luật sư tư vấn:
Theo những thông tin bạn cung cấp, có nhiều dấu hiệu cho thấy những người đánh em bạn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại điều Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Theo quy định trên, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác nếu thỏa mãn đồng thời các cấu thành tội phạm sau:
+ Mặt chủ chể: người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không mắc các bệnh về thần kinh dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
+ Mặt khách thể: Hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được Pháp luật bảo vệ.
+ Yếu tố chủ quan: người thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Họ ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi tới cùng.
+ Yếu tố khách quan: người thực hiện hành vi bằng các công cụ khác nhau đã gây ra những thương tổn về sức khỏe cho người khác. Đồng thời. mức độ thương tổn phải từ 11% (theo kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền) hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp luật định.
Như thông tin bạn cung cấp, người bị hại trong vụ việc này là em trai bạn mới 15 tuổi nên thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 . Tùy thuộc vào kết luận giám định mức độ thương tật mà người thực hiện hành vi có thể bị áp dụng mức hình phạt thuộc một trong các khung hình phạt tại Điều 134 nêu trên. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của vụ việc để xác định hình phạt đối với người có hành vi gây thương tích cho em bạn. Bên gia đình làm thủ tục tố cáo theo quy định Điều 145, 146
Đối với hành vi cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì căn cứ theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.“
Như vậy, căn cứ theo khoản 1 nêu trên thì “các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại”. Do đó, gia đình bạn tiến hành gửi Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đến Công an huyện hoặc viện kiểm sát nhân dân cấp huyện để yêu cầu truy cứu trách nhiệm của những người trên.
5. Truy cứu hành vi đánh người gây thương tích 16%
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Công ty Luật Dương Gia. Tôi xin được tư vấn như sau. Tôi có đi giao hàng ở Bắc Ninh. Khi đi giao hàng thì tôi có bị một chị ra đe dọa và cấm bán hàng cho khách ở Bắc Ninh. Đã vài lần như thế nhưng vợ chồng tôi vẫn vào giao hàng vì tôi cho rằng việc buôn bán là cạnh tranh lành mạnh. Không thể coi đó là địa bàn mà cấm đoán người khác không thể đến bán đựơc. Do vậy khi đuợc khách hàng gọi. Tôi vẫn đến giao hàng thì bất chợt chị kia có đến chửi bới và yêu cầu tôi không giao hàng nữa. Hai bên lời qua tiếng lại với nhau. Do quá bức xúc vì hành vi của chị nên tôi và chị lao vào túm tóc nhau trong lúc xô xát tôi đã túm lấy chiếc điện thoại của chị và làm chị bị thương tích 16% bản thân tôi và gia đình đã đến thăm hỏi và xin đựơc bồi thường cho chị là 20 triệu nhưng chị không đồng ý và muốn thưa kiện. Xin phép công ty luật cho tôi một lời khuyên là tôi nên làm thế nào? Và mức độ tội bị khởi tố như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì người nào có hành vi gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi đánh nhau với chị kia và làm chị kia bị thương tích 16%. Như vậy, với tỷ lệ thương tật 16% và nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tuy nhiên, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần thể chất về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, và 226 của Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, nếu như hành vi của các bạn chỉ cấu thành theo khoản 1 Điều 134 nêu trên thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy trong trường hợp này bạn và chị kia có thể thỏa thuận, thương lượng với nhau. Nếu như bên bị hại không yêu cầu khởi tố thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu như chị kia làm đơn yêu cầu đến cơ quan công an và với tỷ lệ thương tật là từ 16% thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật mức hình phạt theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Việc gia đình bạn bồi thường cho chị kia 20 triệu nếu gia đình bạn đã thực hiện thì đây có thể được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.
Bên cạnh đó, do bạn gây thiệt hại về sức khẻo cho người khác, bạn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị kia do sức khỏe bị xâm phạm. Theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 thì các khoản bồi thường mà bạn phải chi trả gồm:
Một, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Hai, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian người đó điều trị.
Ba, Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Bốn, Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại, mức lương cơ sơ theo quy định nhà nước là 1.210.000 đồng.
6. Trách nhiệm của công an giải quyết vụ việc đánh người gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 22/6/2019 tôi có lời qua tiếng lại với ông hàng xóm. Đến lúc 23h ông cùng con trai, cháu rể ông xông vào phòng ngủ tôi. Trong lúc tôi đang ngủ thì đánh tôi bằng tay. Hậu quả tôi nhập viện, bệnh án chấn thương sọ não, xuất huyết dưới nhện. Ngày 23/6/2019 tôi làm đơn tố cáo ở công an xã và công an huyện. Nhưng công an huyện nói là chuyển vụ án cho công an xã giải quyết. Đến giờ công an xã nói 2 bên giải hòa nhưng 2 bên không chịu. Tôi có viết đơn yêu cầu giám định thương tật nhưng không thấy họ cho đi giám định, đến giờ vụ án vẫn chưa được giải quyết. Mong luật sư giúp tôi về thủ tục giải quyết vụ án này.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn có lời qua tiếng lại với người hàng xóm và đến đêm người đó cùng với con trai, cháu rể xông vào phòng ngủ và đánh bạn bằng tay. Hậu quả bạn bị chấn thương sọ não, xuất huyết dưới nhện. Đối với hành vi này, bạn nên gửi đơn tường trình tới cơ quan công an cấp quận, huyện nơi người đánh bạn đang cư trú để được giải quyết. Sau khi bạn gửi đơn mà cơ quan công an không giải quyết thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Thủ trưởng cơ quan công an cấp huyện nơi bạn gửi đơn.
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.“
Nếu bạn bị thương tật từ 11% trở lên thì người gây ra thiệt hại cho bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích theo quy định trên.
Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích cho người khác:1900.6568
Do đó, nay bạn làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp huyện để yêu cầu đưa đi giám định tỷ lệ thương tật. Nếu cơ quan công an không đưa bạn đi giám định tỷ lệ thương tật thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Giám đốc công an huyện nơi tiếp nhận vụ án của bạn hoặc bạn gưi đơn yêu cầu lên Viện Kiểm Sát cùng cấp để giải quyết yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật.
Nếu tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% thì người gây ra thiệt hại cho bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e) Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Đồng thời, người gây ra thiệt hại cho bạn sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.