Hành vi bỏ con lúc mới sinh. Xử phạt hành vi giết con lúc mới sinh được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết tại Bộ Luật hình sự .
Hành vi bỏ con lúc mới sinh. Xử phạt hành vi giết con lúc mới sinh được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết tại Bộ Luật hình sự.
Hiện nay, việc mang thai ngoài ý muốn diễn ra gần như là thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta, và những bà mẹ đó thường đến phá thai nhưng vẫn có 1 số trường hợp vẫn sinh đứa bé đó ra trên cõi đời này. Những bà mẹ đó đem đến cho những đứa trẻ một hy vọng mới, một cuộc sống mới tuy nhiên nhiều trường hợp chính những bà mẹ đó lại giết chết đứa con bé bỏng của mình, đứa con mà mình đã từng mang trong bụng, đã dứt ruột đẻ ra sau 9 tháng 10 ngày . Những bà mẹ đó thường là những cô gái còn trẻ, mới chập chững bước vào đời, bước vào đại học và không muốn một đứa trẻ hủy hoại tương lai của mình để rồi khi sinh ra những bà mẹ đó đem con đi vứt vào thùng rác, bỏ con trên sông, bỏ lại bệnh viện….., làm thế khác nào chính tay mình giết đứa trẻ đó. Thật không thể tha thứ được, nếu nhìn sâu xa thì lỗi này là đến từ ai, những đứa trẻ đó có tội gì đâu mà phải chịu gì cả. Pháp luật cũng đã có những quy định chi tiết về nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ và việc bỏ con mới sinh ra bị chịu tội như thế nào.
– Tại Luật chăm sóc bảo vệ giáo dục trẻ em có quy định về các quyền cơ bản của trẻ em như sau: quyền được khai sinh (Điều 11), quyền được chăm sóc nuôi dưỡng (Điều 12 ), quyền chung sống với cha mẹ (Điều 13), quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng thân thể nhân phẩm và danh dự (Điều 14)….. Và cũng trong Luật này có quy định về trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em như sau: “Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.” (khoản 1 Điều 24 của Luật này.)
– Tại Luật Hôn nhân và gia đình cũng có quy định về quyền của cha mẹ đối với con như sau: (Điều 69 của Luật hôn nhân gia đình 2014).
+) Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
+) Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+) Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
+) Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
– Và tại Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về tội giết con mới đẻ như sau:
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. (Điều 94 của Bộ luật này).
Qua đâychúng ta có thể thấy hiểu thêm những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, những mầm non của đất nước, là những người mang đến hạnh phúc cho gia đình. Vậy nên mỗi chúng ta đều có trách nhiệm phải bảo vệ những đứa trẻ đó chứ không phải là nguyên trách nhiệm của cha mẹ chúng.