Ngày nay, hoạt động hàng không dân dụng được được các Quốc gia đầu tư, trú trọng phát triển hơn. Quá trình này thể hiện được tiềm lực, khả năng phát triển kinh tế cũng như củng cố quốc phòng an ninh.Vậy, hành vi nào đang bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng:
Đối với các quốc gia, hàng không dân dụng giữ vị trí vô cùng quan trọng, được coi là ngành kinh tế đặc thù. Sở dĩ, ngành này được ứng dụng tất cả thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, và còn phần nào thể hiện được sự phát triển kinh tế đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
Một ngành hàng không mà chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ trong một Quốc gia thì đất nước không thể phát triển nhanh và vững chắc được. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu này thì những hoạt động về hàng không dân dụng trước hết phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động cơ bản được quy định tại Điều 5 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, cụ thể như sau:
– Các hoạt động hàng không được thực hiện phải giữ vững tôn chỉ là tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Việc thực hiện các hoạt động hàng không không chỉ đạt được mục tiêu về kinh tế, quốc phòng mà còn phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; Ngoài ra, quá trình này phải đạt được thành quả nhất định, khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
– Kế hoạch hoạt động hàng không dân dụng được đưa ra phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; Chính sách phát triển phải đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
– Hoạt động này không tránh được việc cạnh tranh nhưng quá trình này phải diễn ra lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng;
– Đồng thời, Không ngừng mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng:
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng:
– Cá nhân, tổ chức sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không phải có sự cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp mà không có giấy phép phù hợp là đang có hành vi hoạt động trái pháp luật;
– Cá nhân không phải là nhân viên hàng không, cũng chưa từng trải qua khóa đào tạo để nhận giấy phép, chứng chỉ phù hợp mà thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không;
– Việc tự ý thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay, môi trường và không gian sinh sống của người dân;
– Điều khiển máy bay hàng không vào địa điểm bị nghiêm cấm hoặc hạn chế bay trái với quy định;
– Có hành vi gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
– Hành vi tác động làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra, việc tự ý điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
– Hoạt động bay được diễn ra trong khu vực được cho phép tuy nhiên, những công trình kiến trúc được xây dựng trái phép tại địa điểm này hoặc thực hiện việc lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay; Để đảm bảo an toàn bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay nên thông thường những khu vực này được bảo đảm an toàn, giữ khoảng cách với những công trình, thiết bị dễ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động.
Hiện nay, nghiêm cấm hành vi xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
– Không gian để phục vụ cho hoạt động tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay được sắp xếp tại khu vực riêng nhưng bị tận dụng để lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến mục đích ban đầu;
– Hành động sử dụng sai mục đích sử dụng trong khu vực cảng hàng, không, sân bay như Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm;
– Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
– Tiến hành đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
– Bất kỳ hành vi nào thực hiện vì mục đích phá hủy, gây hư hại, tác động để làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
– Trong không gian tàu bay mà có lời nói đe dọa, uy hiếp an toàn bay, có hành động gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
– Quá trình cạnh tranh được diễn ra nhưng không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng:
Việc quản lý về hàng không dân dụng phải chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ cơ quan có thẩm quyền. Theo ghi nhận tại Điều 9 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 năm 2014 thì các cơ quan dưới đây cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình để hoạt động hàng không dân dụng được diễn ra an toàn, hiệu quả:
– Thứ nhất, Chính phủ cần có sự thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng thể hiện qua đường lối, chính sách đề ra quản lý vấn đề này. Giams sát chặt chẽ cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành hàng không dân dụng;
– Thứ hai, Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không.
Nhà chức trách hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Cá nhân có thẩm quyền tiến hành ban hành chỉ thị, huấn lệnh; Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp như việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không thì cần nhanh chóng thực hiện bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không;
+ Tiến hành hoạt động giám sát việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay, kết cấu hạ tầng hàng không, bảo đảm hoạt động bay, khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không được vận hành tốt nhất tránh rủi ro không đáng có; Ngoài ra, còn tiến hành cấp, phê chuẩn, công nhận giấy phép, giấy chứng nhận, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành hàng không dân dụng;
+ Không chỉ quản lý về tổ chức, vận hành mà cơ quan này còn có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống giám sát, quản lý an ninh hàng không, an toàn hàng không, tìm kiếm cứu nạn hàng không, khẩn nguy sân bay; Khi nhận thấy tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không, thực hiện chuyến bay chuyên cơ phải lập tức tiến hành tổ chức, chỉ đạo xử lý, điều tra, xác minh các;
+ Thực hiện việc bổ nhiệm giám sát viên trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, chất lượng dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Những sự cố, tai nạn máy bay xảy ra thì cần có sự tổng hợp, phân tích và đánh giá báo cáo sự cố, tai nạn tàu bay; tìm ra lỗi sự cố thì giám sát việc khắc phục sự cố, tai nạn tàu bay và thực hiện biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn tàu bay; điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
+ Ban hành hoặc công nhận áp dụng quy trình, tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng;
+ Các thông tin, thông báo liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng sẽ được công bố, phát hành trong nước và quốc tế;
+ Để đảm bảo quá trình hoạt động hàng không dân dụng được tốt nhất thì quá trình thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng cũng phải được tích cực thực hiện, cơ quan này cũng có trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, giám sát này.
– Thứ ba, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân dụng; cùng với đó có hành động phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động hàng không dân dụng;
– Thứ tư, Bộ, cơ quan ngang bộ cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ. Việc can thiệp, phối hợp với nhau thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm;
– Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.
4. Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng:
Vấn đề bảo vệ môi trường luôn là yếu tố được trú trọng khi tổ chức thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong đó có cả hoạt động hàng không dân dụng. Với mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia thì tại Điều 7 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 đã quy định cá nhân tổ chức cần tuân thủ việc làm sau:
– Thứ nhất, Các tổ chức, cá nhân khi trực tiếp tham gia hoạt động hàng không dân dụng cần tôn trọng và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Thứ hai, Khi sử dụng tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và được kiểm tra để phòng ngừa và xử lý kịp thời các ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.