Điều kiện hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam? Quy định về việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài?
Trong tình hình kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển và năng động hơn hiện nay thì việc các cá nhân, tổ chức sẽ hướng đến cái đẹp nhiều hơn trong các công trình xây dưng như nhà ở, cửa hàng, công ty, chung cư,…. Cũng chính vì thế mà hoạt động thiết kế nhà ở có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Hoạt động thiết kế của các kiến trúc sư thì không chỉ dừng lại ở hoạt động sắp xếp đồ vật khoa học mà hoạt động thiết kế này còn được biết đến là các vấn đề liên quan đến như phong thủy có phù hợp với gia chủ hay không. Chính vì vậy, kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Do đó mà pháp luật Việt nam hiện hành nói chung và pháp luật kiến chúc hiện hành nói riêng thì có đưa ra quy định về dịch vụ kiến trúc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cũng chính vì thế mà những kiến trúc sư ở Việt Nam khi muốn được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì cần phải đảm bảo việc tuân thủ các quy định về điều kiện hành nghề này để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Bên cạnh đó thì đối với các cá nhân là người nước ngoài muốn hoạt động hành nghề kiến trúc tại Việt Nam thì cần phải tuân thủ các quy định về điều kiệu như thế nào? Bên cạnh đó thì hoạt động công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài được quy định với nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến quy định về hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật sư
Cơ sở pháp lý
– Luật Kiến trúc năm 2019
– Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc
1. Điều kiện hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định tại Luật kiến trúc năm 2019 đã quy định về định nghĩa khái niệm hành nghề kiến trúc đó là: “Hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc”. Bên cạnh đó, cũng theo như quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật kiến trúc 2019, kiến trúc được định nghĩa là: “Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội”.
Dưa theo như quy định tại Điều 31 Luật kiến trúc năm 2019 quy định, Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
“a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì để người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam thì cần phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo như quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 31 mà tác giả vừa được nêu ra ở trên. Do đó, việc người nước ngoài muốn hoạt động hành nghề kiến trúc sư thì cần có chứng chỉ hành nghề do Việt Nam cấp hoặc là chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp những được cơ quan có thẩm quyền tại Việt nam công nhận thì cá nhân đó mới thực sự được hành nghề kiến trúc sư hợp pháp tại lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời thì đối với các cá nhân là người nước ngoài khi muốn tham gia hoạt động kiến trúc tại Việt Nam thì đặc biệt phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam giống như các Kiến trúc sư hành nghề kiến trúc là công dân Việt Nam theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy có thể thấy rằng người nước ngoài muốn hành nghề kiến trúc tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định về điều kiện chứng chỉ hành nghề kiến chúc và các quy định về pháp luật mà Việt Nam quy định trong lĩnh vực hành nghề này mà pháp luật hiện hành đã quy định.
2. Quy định về việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài
Một trong những điều kiện để người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam đó chính là phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Đối với những người có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được Việt Nam công nhận, chuyển đổi. Chính vì vậy, khoản 2 Điều 31 Luật kiến trúc 2019 có quy định cụ thể về vấn đế này như sau:
“a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy rằng người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam đang có hiệu lực do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Theo như quy định này thì được tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới sáu tháng thì thực hiện thủ tục công nhận Chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Ngoài ra đối với những người nước ngoài hoạt động tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam từ sáu tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Đồng thời thì việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo như quy định của pháp luật hiện hành giữa Việt Nam với các quốc gia và các quy định về vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế; hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 85/2020/NĐ-CP thì Người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:
– Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
– Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
Trình tự, thủ tục công nhận; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 85/2020/NĐ-CP thì thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.
Bước 2: Cá nhân là người nước ngoài tiến hành nộp hồ sơ
– Nơi nộp: Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Cách thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
– Thời gian giải quyết: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 10 ngày.
Bước 3: Trả kết quả
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công nhận, chuyển đổi Chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật.
– Thời hạn hành nghề kiến trúc văn bản công nhận, chuyển đổi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam được xác định theo thời hạn của Chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp.
Như vậy, để có thể tiến hành công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam thì các chủ thể là cá nhân người nước ngoài muốn được công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể muốn công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi thực hiện việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam này theo như quy định của pháp Luật Kiến trúc hiện hành.