Điện là một nguồn năng lượng thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để vận hành dòng điện an toàn, liên tục thì hành lang lưới điện luôn phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về an toàn điện.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp?
Nhìn chung thì hành lang bảo vệ an toàn đối với đường dây điện cao áp được xem là khoảng không gian theo đường dây điện và được giới hạn theo những quy định của pháp luật cụ thể như sau:
– Đối với hành lang an toàn dây điện cao áp thì chiều dài hành lang sẽ được tính từ vị trí của đường dây tím ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm đến vị trí của đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
– Còn chiều rộng của hành lang an toàn đường dây cao áp sẽ được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về phía của đường dây cao áp nó song song với đường dây cao áp và chiều rộng này có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mọi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo bản sau đây:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV | ||
| Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Dây trần | Dây trần |
Khoảng cách | 1,0 m | 2,0 m | 1,5 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m | 7,0 m |
– Chiều cao của hành lang an toàn đường dây cao áp được xác định từ đáy móng cột cho đến điểm cao nhất của công trình công cộng và phải cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng được xác định theo bảng sau đây:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 2,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
Ngoài ra, thì pháp luật hiện hành không cho phép sự tồn tại, xây dựng của nhà ở hay các công trình khác trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây thuộc loại 500 kV.
2. Quy định về cây cối trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp:
Thứ nhất, đối với đường dây dẫn điện cao áp có điện áp từ 220 kV đến 500 kV mà lại đặt trong khu vực thành thị, phố xá hoặc thị trấn thì các cây cối trồng trong khu vực này không được phép cao hơn đường dây dẫn thấp nhất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ đó là trong trường hợp đặc biệt, thì phải sử dụng các biện pháp kĩ thuật sao cho đảm bảo mức độ an toàn và việc trong này phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cấp phép hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình trồng cây cối thì khoảng cách từ các điểm bất kỳ của cây cối kéo dài cho đến dây dẫn khi dây dẫn ở trạng thái tĩnh phải đắp ứng được khoảng cách trong bản sau đây:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách (viết tắt là A) | Dây trần | |
3,0 m | 4,5 m |
Thứ hai, là đối với trường hợp mà trồng cây cối bên ngoài hành lang bảo vệ an toàn cao áp và việc trong này cũng ngoài các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ các bộ phận bất kỳ của cây khi mà cây bị đổ kéo dài cho đến bộ phận bất kỳ của các đường dây cao áp bảo vệ an toàn hành lang không được phép nhỏ hơn khoảng cách trong bản quy định sau đây:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách (viết tắt là A) | 1,0 m | 2,0 m |
3. Quy định pháp luật về hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm 220kV:
Thứ nhất, về chiều dài của hành lang thì theo pháp luật của Việt Nam hiện hành quy định rằng chiều dài hành lang được tính từ vị trí cát ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm cao áp này đến vị trí tiến vào ranh giới thuộc phạm vi bảo vệ của trạm cao áp kế tiếp.
Thứ hai, chiều cao của hành lang bảo vệ an toàn đường dây cáp điện sẽ được tính từ mặt đất cho đến mạch nước được xác định dựa trên hai yếu tố sau, Đó là mặt ngoài của đài móng bên cáp so với các đặt trong mương cát và độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp được xác định là 1,5 mét đối với việc lắp đặt trực tiếp trong lòng đất hoặc trong nước. Ngoài ra thì cáp ngầm đi dưới bờ ruộng, bờ mương, vườn cây hoặc áp ngầm mà đặt bên cạnh đường quốc lộ, hoặc đường lưu thông của tỉnh, huyện, xã … thì phải đặt cọc mốc dấu hiệu cáp tại các vị trí mà không gây cản trở đến người đi bộ và các phương tiện giao thông, cọc dấu hiệu là loại bê tông cốt thép với kích thước xác định là 80 x 80, có 4 mặt chữ chìm hoặc nổi, được chôn sâu 0,5 mét và nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 0,3 mét khoảng cách giữa các cọc mốc dấu hiệu tối đa là 20 mét.
Lắp đặt cáp | Đặt trực tiếp trong đất | Đặt trong nước | ||
Khoảng cách (mét) | Đất ổn định | Đất không ổn định | Nơi không có tàu thuyền qua lại | Nơi có tàu thuyền qua lại |
1,0 | 1,5 | 20,0 | 100,0 |
4. Những điều cần biết về hành lang an toàn lưới điện cao áp:
Theo
Nghị định số 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Để tránh thực hiện các hành vi vi phạm về an toàn lưới điện, cần tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và tránh những hành vi sau đây:
Thứ nhất là không được lấy trộm hoặc tháo rời các đoạn dây dẫn cũng như là các đoạn dây tiếp địa trực tiếp dưới mặt đất và các thiết bị điện có cùng điện lưới. Đồng thời không được phép trèo lên cột điện hoặc các khu vực an toàn công cộng nơi mà có các công trình điện hiện diện khi mà không có nhiệm vụ tại các khu vực đó để đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cũng như của công.
Thứ hai là không được sử dụng các công trình có khả năng chịu áp lực cao khi mà chưa có sự đồng ý hoặc cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời khi thi công, thì các chủ thể có quyền cũng không được sử dụng tuỳ tiện mà phải được trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động đảm bảo an toàn về kĩ thuật và sức khỏe tính mạng.
Thứ ba là nghiêm cấm các hành vi thả các vật thể bay ví dụ như diều, sáo… Bay gần lại các công trình có điện cao áp, trừ các trường hợp tàu bay đang làm nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật như bảo dưỡng hoặc sửa chữa đường dây.
Thứ tư làm nghiêm cấm các hành vi bắn chim trái quy định của pháp luật dẫn đến việc ảnh hưởng đến đường dây điện hoặc ném bất kỳ một vật gì nguy hiểm nên đường dây điện và các trạm phát điện.
Thứ năm là nghiêm cấm tất cả đó anh đi trồng cây hoặc đặt cây xung quanh phạm vi an toàn bảo vệ đường cao Arhat và các trạm điện đồng thôi nếu thực hiện các hành vi trên thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Khi suất hiện hành vi để đổ cây vào đường dây điện mà bên chủ thể đó có lỗi thì phải sửa chữa công trình đường dây điện cao áp đồng thời đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ sáu đã nghiêm cấm sử dụng các vật hoặc chất dễ nổ như mìn, hoá chất ăn mòn… làm hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện hoặc sử dụng các phương tiện gây chấn động hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sự cố công trình lưới điện hoặc các nhà máy điện hoặc trạm phát điện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Điện lực năm 2020;
– Nghị định số 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.