Bảo vệ đa dạng sinh học là việc bảo tồn và duy trì sự phong phú của các loài sống, nguồn gen giống nòi và các hệ sinh thái tự nhiên. Vậy hành động nào dưới đây hành động bảo vệ đa dạng sinh học? Xin mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài viết sau để có lời đáp cho câu hỏi trên.
Mục lục bài viết
1. Hành động nào là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng
D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng
Đáp án: C. Trồng cây gây rừng
Giải thích:
Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ đa dạng sinh học. Việc này giúp tái tạo môi trường sống cho nhiều loài động thực vật, cải thiện chất lượng không khí và đất cũng như giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Đốt rừng làm nương rẫy là một hành động gây hại cho đa dạng sinh học vì nó phá hủy môi trường sống tự nhiên, làm giảm số lượng và sự đa dạng của các loài sinh vật.
Xây dựng đập thủy điện có thể tạo ra năng lượng tái tạo nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt, thay đổi dòng chảy tự nhiên và ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật trong khu vực.
Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng không chỉ làm giảm đa dạng sinh học mà còn có thể dẫn đến suy thoái đất và xói mòn, gây ra những hậu quả lâu dài đối với môi trường và kinh tế.
Cho nên, C là đáp áp đúng.
2. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Bảo vệ và quản lý các khu vực bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã.
- Thực hiện các biện pháp quản lý sử dụng đất và tài nguyên để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học.
- Bảo tồn động vật quý hiếm thông qua chương trình bảo tồn và tăng cường quản lý các khu vực bảo tồn.
- Nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của đa dạng sinh học thông qua giáo dục và tuyên truyền.
- Hợp tác quốc tế để học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp bảo tồn thành công.
- Nghiêm cấm khai thác rừng, đốt rừng và săn bắn buôn bán động vật một cách bất hợp pháp.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ hệ sinh thái.
- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Đâu không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. Hệ sinh thái rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới.
D. Hệ sinh thái rừng lá kim.
Đáp án: B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Câu 2: Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. Hệ sinh thái rạn san hô
C. Hệ sinh thái sông, suối
D. Hệ sinh thái vùng biển
Đáp án: C. Hệ sinh thái sông; suối
Câu 3: Nhận định nào sau đây sai?
A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.
C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.
Đáp án: C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
1. Diện tích rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần.
2. Tài nguyên sinh vật biển là dồi dào, vô tận.
3. Chỉ có hệ sinh thái rừng là quan trọng cần được bảo vệ.
4. Hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B. 2
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp ít đa dạng
B. Chè là loại cây trồng chủ yếu ở vùng trung du phía Bắc
C. Để duy trì sự đa dạng cho hệ sinh thái nông nghiệp cần bảo vệ và cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất cao
D. Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi dưỡng con người và nguyên liệu cho công nghiệp
Đáp án: A. Hệ sinh thái nông nghiệp ít đa dạng
Câu 6: Biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái biển là gì?
A. Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm
B. Chống ô nhiễm môi trường biển
C. Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải
D. Tất cả các biện pháp trên
Đáp án: D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 7: Đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Gây hạn hán, xói mòn, sạt lở đất.
C. Gây biến đổi khí hậu.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D. Cả A, B, C.
Câu 8: Cho các nhận định sau
1. Biển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất.
2. Tài nguyên sinh vật biển là phong phú, vô tận.
3. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái nước mặn.
4. Môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm.
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C. 3
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét
B. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái
C. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
D. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của trái đất
Câu 10: Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng là
A. Trồng rừng, phòng cháy rừng
B. Khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý
C. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
D. Tất cả các biện pháp trên
Đáp án: D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 11: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?
A. Điều hòa khí hậu B. Bảo vệ nguồn nước
C. Cung cấp nguồn dược liệu D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái
Đáp án: C. Cung cấp nguồn dược liệu
Giải thích:
Cung cấp dược liệu là vai trò của đa dạng sinh học đối với thực tiễn.
Câu 12: Cho các hành động sau:
(1) Khai thác gỗ
(2) Xử lí rác thải
(3) Bảo tồn động vật hoang dã
(4) Du canh, du cư
(5) Định canh, định cư
(6) Xây dựng các khu công nghiệp nặng
Những hành động nào gây suy giảm sự đa dạng sinh học?
A. (1), (2), (3)
B. (1), (4), (6)
C. (4), (5), (6)
D. (2), (3), (5)
Đáp án: B. (1), (4), (6)
Giải thích:
– Những hành động (1), (4) và (6) gây suy giảm đa dạng sinh học.
– Những hành động (2), (3) và (5) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 13: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ
B. Săn bắt động vật quý hiếm
C. Bảo tồn động vật hoang dã
D. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng
Đáp án: C. Bảo tồn động vật hoang dã
Giải thích:
Các hành động A, B, D đều là các hành động gây suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 14: Cho các yếu tố sau:
(1) Sự phong phú về số lượng loài
(2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài
(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài
(4) Sự đa dạng về môi trường sống
(5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài
Những yếu tố nào thể hiện sự đa dạng sinh học?
A. (1), (2), (3)
B. (1), (4), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (4)
Đáp án: B. (1), (4), (5)
Giải thích:
Sự đa dạng sinh học thể hiện chủ yếu ở sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
THAM KHẢO THÊM: