Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Hành chính là gì? Một số khái niệm về thuật ngữ hành chính?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Hành chính là gì? Một số khái niệm về thuật ngữ hành chính? Bản chất của thuật ngữ hành chính.

      Khi nhắc tới thuật ngữ hành chính chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc nhất là đối với các cơ quan nhà nước thì thuật ngữ này được sử dụng khá nhiều. Nhưng bản chất của Hành chính là gì? Một số khái niệm về thuật ngữ hành chính hiện nay được sử dụng ra sao?

      Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Hành chính là gì?
      • 2 2. Một số khái niệm về thuật ngữ hành chính:
      • 3 3. Bản chất của thuật ngữ hành chính:

      1. Hành chính là gì?

      Theo từ Latinh cổ, thuật ngữ “hành chính”(administration) có hai nghĩa phân biệt nhau: giúp đỡ, hỗ trợ hay phục vụ – (một người hay một nhóm người dành cho một người hay một nhóm người khác) và quản lý, hướng dẫn hay cai trị (một người hay một nhóm người đối với một người hay một nhóm người khác). Kết hợp hai nghĩa này với nhau ta thấy thuật ngữ “hành chính” vừa có nghĩa là phục vụ, hỗ trợ lại vừa có nghĩa là quản lý, điều hành.

      Nếu xét theo nghĩa của từ nguyên Hán Việt thì “hành” trong hành chính có nghĩa là làm. Còn chữ “chính” thì trong tiếng Hán có hai chữ không ra đời cùng lúc, chữ trước có nghĩa là “ngay thẳng, khuôn phép, chính đáng, phải, ở giữa”, từ đó tạo ra chữ chuẩn thứ hai với các nghĩa:

      “ Làm cho ngay thẳng, việc quan, việc nhà nước, cai trị”.

      Một ví dụ rất điển hình về việc này đó chính là Quý Khương Tử (đại phu nước Lỗ) hỏi Khổng Tử về vai trò của “chính” trong phép trị nước, Khổng Tử đáp: “ Chữ chính (cai trị) là do nơi chữ chính (ngay thẳng) mà ra, bởi vậy, trị dân là làm cho dân trở nên ngay thẳng” – đây được coi là một trong những cách ngôn hay nhất về việc cai trị. Điều cần làm cho ngay thẳng trước hết là cái tâm. Muốn khiến cho dân trở nên ngay thẳng thì trước hết giới lãnh đạo cần phải đạt được cái tâm trong sáng, ngay thẳng.

      Như trong các tài liệu tham khảo chúng tôi thu thập đực về vấn đề này thì cách để giải quyết nạn trộm cắp, nhũng nhiễu tràn lan, Quý Khương Tử hỏi Khổng Tử nên làm thế nào, Khổng Tử bảo: “ Quan lại chẳng tham nhũng thì có thưởng cho bọn trộm cắp nó cũng không dám làm”. Trong xã hội xưa, chữ “chính”(ngay thẳng) rất được đề cao, được xem như một trong những phẩm chất hàng đầu của người quân tử.Người quân tử thì phải “chính nhân”, lời nói phải “chính ngôn”, làm việc gì phải “chính danh”…Thậm chí trong điện Thái Hoà, nơi làm việc hàng ngày của vua quan các triều đại phong kiến, bốn chữ “Chính đại quang minh” (việc làm đúng đắn, công khai) luôn được treo nơi chính giữa cung điện, vị trí tôn nghiêm, trang trọng nhất. Ngày nay tên gọi của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất – Chính phủ cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó.

      Hễ chừng nào còn tồn tại nhà nước thì yêu cầu ngay thẳng, nghiêm minh (chính) vẫn còn là một đòi hỏi thường trực đối với bộ máy công quyền và đội ngũ công chức bởi phương ngôn “thượng bất chính, hạ tắc loạn” đã không bao giờ là lạc hậu đối với bất cứ một xã hội nào.

      Từ các phân tích cụ thể như trên khi nhắc tới “hành chính” dù theo nghĩa của từ Latinh cổ hay theo nghĩa Hán Việt thì đều gặp nhau ở một ý nghĩa chung là hướng về người dân và làm sao cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Nói như Bác Hồ: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, đó cũng chính là ý nghĩa của hành chính vậy.

      Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích là quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.

      Xem thêm: Khái niệm và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

      Thuật ngữ hành chính được hiểu là những hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước. Những hoạt động này nhằm mục đích để tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách thường xuyên và liên tục. Việc thi hành pháp luật liên quan đến hành chính giúp quản lý, bảo đảm hoạt động của cơ quan. Thuật ngữ quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính. Là các cơ quan của nhà nước, các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở pháp luật. Sẽ thi hành luật thực hiện các chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh quá trình xã hội.

      Hay chúng ta hoàn toàn có thê hiểu theo một cách tổng quát thì thuật ngữ quản lý hành chính là gì? Là hành động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi bên có thẩm quyền. Ít nhất một bên hành chính có thẩm quyền nhà nước là trong quan hệ chấp hành, điều hành.

      Hành chính tiếng Anh là ” administrative”.

      2. Một số khái niệm về thuật ngữ hành chính:

      Như trên đây chúng tôi đã nêu ra rất cụ thể về thuật ngữ hành chính hay trong pháp luật việt nam có nhắc về thuật ngữ hành chính công, thuật ngữ hành chính công là những công việc nhằm mục đích để đạt được các mục tiêu quốc gia. Như vậy có thể thấy về cơ bản thuật ngữ hành chính sẽ có những đặc điểm chủ yếu sau: Hành chính phục vụ người khác qua việc chấp hành các quyết định có thẩm quyền, chịu sự kiểm soát. Đây cũng là việc điều hành – khai thác, huy động và sử dụng quyền lực về nhân lực, tài chính,…

      Hành chính là một thuật ngữ trong từ điển Luật Học được nhắc đến trong các văn bản pháp quy. Từ điển Luật học có thể phục vụ cho nhu cầu tra cứu khác nhau. Từ điển truyền thống có các định nghĩa dưới dạng thuật ngữ pháp lý giúp người đọc dễ hiểu hơn. Nó được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, người đọc có thể có được kiến ​​thức về các vấn đề pháp lý độc lập của bất kỳ văn bản pháp luật nào. Từ điển Luật học thể hiện những thuật ngữ như vậy thường là đơn ngữ.

      Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở của pháp luật để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh các quá trình xã hội của nhà nước.

      Nói một cách tổng quát thì quản lý hành chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.

      Như vậy từ các nội dung và khái niệm chúng tôi đã nêu về hành chính chúng ta hiểu nó sẽ có các đặc điểm như: hành chính phục vụ người khác thông qua việc chấp hành các quyết định do người có thẩm quyền ban hành và chịu sự kiểm soát của họ. Hành chính cũng là việc điều hành – khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực về nhân lực, tài chính, tài nguyên,… nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và nhà nước.

      Xem thêm: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước?

      3. Bản chất của thuật ngữ hành chính:

      Sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi hành chính nhà nước. Nó một phần giúp điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội để đạt được mục tiêu hiệu quả. Đây là một thuật ngữ đã khá quen thuộc mà chúng ta thường hay sử dụng trong đời sống. Việc quản lý hành chính là một công việc rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ quan.

      Như trong luật học hay ở Việt Nam thì cụm từ hành chính vẫn thường được đặt dưới mối quan hệ với Nhà nước. Vậy bản chất thực sự của thuật ngữ hành chính nhà nước trong phần này là gì? Thuật ngữ hành chính nhà nước có nội hàm rất rộng vì nó mang bản chất chính trị, pháp lý. Nhưng cũng đồng thời lại là một hoạt động quản lý. Một số đặc điểm đáng chú ý của hành chính nhà nước:

      + Bản chất thuật ngữ hành chính nhà nước mang tính chính trị

      + Hành chính nhà nước có tính pháp lý

      + Các hoạt động hành chính nhà nước chính là hoạt động quản lý

      + Có thể coi hành chính nhà nước là một nghề lao động trí óc là việc hiện thực hóa các ý tưởng của chủ thể là nền chính trị.

      Hành chính có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Khi thực hiện tốt các hoạt động này, đất nước có thể đạt được những mục tiêu mức tối đa. Bên cạnh đó nó cũng giúp duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định.

        Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Quản lý hành chính


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Thủ tục là gì? Vai trò của thủ tục trong quản lý hành chính?

        Thủ tục là gì? Đặc đểm của thủ tục trong quản lý hành chính? Vai trò của thủ tục trong quản lý hành chính? Phân loại của thủ tục trong quản lý hành chính?

        Phân cấp quản lý hành chính là gì? Phân cấp, phân quyền trong quản lý hành chính?

        Phân cấp quản lý hành chính là gì? Phân cấp, phân quyền trong quản lý hành chính

        Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

        Nói đến pháp chế là nói đến sự triệt để tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.

        Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước

        Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

        Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

        Cơ quan hành chính nhà nước - chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước.

        Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

        Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước. Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành.

        Địa vị pháp lý là gì? Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

        Địa vị pháp lý là gì? Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước?

        Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

        Khái quát nội dung quản lý hành chính nhà nước? Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước?

        Khái niệm và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

        Quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN) là gì? Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, các phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiện hành theo quy định mới nhất.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ