Hàng xóm chăn nuôi mất vệ sinh, có phải bồi thường không? Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong chăn nuôi.
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy pháp luật của mỗi quốc gia đều coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, và có những biện pháp xử lý tương ứng với những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức phải đảm bảo các quy chuẩn về kỹ thuật, độ an toàn,… cũng như đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi tường do pháp luật quy định.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ theo quy định tại Điều 69
Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau: a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy, trong quá trình thực hiện việc chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trong khu dân cư thì các hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo điều kiện là có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 3 Điều 69
2. Vấn đề xử phạt hành chính khi gây mất vệ sinh trong hoạt động chăn nuôi
Việc nhà hàng xóm của bạn có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng lại gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến đời sống chung của mọi người xung quanh là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, luật chăn nuôi. Hành vi ấy sẽ bị xử phạt vi phạm tùy thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường và sẽ phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế xảy ra. Việc nhà hàng xóm chăn nuôi mất vệ sinh đã vi phạm các quy định pháp luật theo tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
2.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
Khi có hoạt động chăn nuôi chủ sở hữu phải đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh chung. Nếu có các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo đó Điều 12
Theo đó, Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, và Điều 7 Nghị định này có quy định về vi phạm quy định về giữ vệ sinh chung. Việc vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung; b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh; e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
Như vậy đối với hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Bên cạnh đó, người nào vi phạm quy định trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
Ngoài ra hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Nghị định 155/2016/NĐ – CP thì mức xử phạt được xác định là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường”, ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như “a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong
2.2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ – CP, theo đó Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28
Bên cạnh đó, đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Nghị định 155/2016/NĐ – CP thì Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 19.
3. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi chăn nuôi mất vệ sinh gây ra
Hành vi chăn nuôi gây mất vệ sinh ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về Bồi thường thiệt hại thì người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 .
Như vậy, trong trường hợp người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Cụ thể, Điều 602
Như vậy nếu có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi chăn nuôi làm mất vệ sinh khu sinh sống cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh thì chủ thể làm ô nhiễm môi trường phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc bồi thường được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 585
Tóm lại, gia đình hàng xóm bạn chăn nuôi gia súc nhưng lại mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến gia đình bạn và toàn bộ dân cư khu đó. Việc mất vệ sinh có thể là hành vi xả thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra ngoài môi trường, không vệ sinh chuồng trại hằng ngày, hay có thể là để vật nuôi chạy ra ngoài phóng uế bừa bãi,… gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình bạn, điều này được coi là vi phạm pháp luật về môi trường.
Trước hết bạn có thể yêu cầu người hàng xóm đó chấm dứt hành vi này hoặc làm cách nào đó khắc phục để không ảnh hưởng tới gia đình bạn, thứ hai nếu gia đình đó không đồng ý bạn có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền địa phương can thiệp hoặc tiến hành khởi kiện đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu người hàng xóm đó bồi thường cho bạn vì những rắc rối trong đời sống sinh hoạt, và những thiệt hại về sức khỏe mà gia đình bạn đang phải chịu do ô nhiễm từ việc chăn nuôi đó.