Hạng chức danh nghề nghiệp được hiểu cơ bản chính là cấp độ được sử dụng để thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hạng viên chức là gì?
Mục lục bài viết
1. Viên chức là ai?
Ta hiểu về viên chức như sau:
Trong đó ta hiểu:
– Vị trí việc làm: Vị trí việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ được gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng của viên chức đó; Vị trí việc làm cũng chính là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để nhằm mục đích tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ theo Điều 7
– Đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu cơ bản chính là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo quy định tại Điều 9 Luật Viên chức năm 2010).
– Chế độ hợp đồng: Trong giai đoạn như hiện nay, các chủ thể là viên chức sẽ được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, hai loại hợp đồng này được quy định như sau:
+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn được hiểu là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 đến 60 tháng.
+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.
Điều kiện tuyển dụng viên chức:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, dựa vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, các chủ thể là viên chức sẽ được tuyển dụng theo hai hình thức sau đây: Thi tuyển hoặc xét tuyển.
Tuy nhiên, dù các chủ thể là viên chức tuyển dụng theo phương thức nào thì người dự tuyển cũng sẽ cần phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển nêu tại Điều 22 Luật Viên chức năm 2010 với nội dung cụ thể như sau:
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện là từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện có đơn đăng ký dự tuyển.
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện có lý lịch rõ ràng.
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
– Người dự tuyển sẽ cần phải đáp ứng điều kiện đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.
Cũng cần lưu ý theo Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trước mỗi kỳ tuyển dụng, việc quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hay xét tuyển sẽ nằm trong nội dung kế hoạch tuyển dụng cụ thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hạng viên chức là gì?
Hạng viên chức như chúng ta đã nói cụ thể ở trên là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến và nó cũng gắn với chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức là thuật ngữ thể hiện phẩm chất và cấp độ về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
Chức danh nghề nghiệp được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; chức danh nghề nghiệp còn được sử dụng làm căn cứ để nhằm mục đích có thể thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay cũng được coi là chứng từ để nhằm mục đích có thể chứng minh các chủ thể là những viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các chủ thể này đều đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Mỗi chủ thể là giáo viên khi tham gia khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì đều sẽ được cấp chứng chỉ chức danh giáo viên theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
3. Tiêu chuẩn viên chức hạng 1, 2, 3:
Trong giai đoạn trước đây, theo quy định tại Điều 3
– Tại Điều 3
– Tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức hạng 1,2,3, như sau:
– Tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý.
– Tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Chúng ta cũng có thể thấy, việc phân loại viên chức trong giai đoạn hiện nay đã không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng đã nêu rõ:
Dựa vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp mà các viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp với thứ tự như sau:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I.
– Chức danh nghề nghiệp hạng II.
– Chức danh nghề nghiệp hạng III.
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV.
– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).
Ta thấy rằng, khi so với bốn hạng trước đây, tromg giai đoạn hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Tên của chức danh nghề nghiệp.
– Thứ hai: Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
– Thứ ba: Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Ta thấy rằng, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì hạng chức danh nghề nghiệp chính là cấp độ được sử dụng để nhằm mục đích có thể thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà chức danh nghề nghiệp viên chức cũng đã được pháp luật quy định xếp theo năm hạng như đã được nêu ra ở trên.
Dựa vào mức độ phức tạp và tính chất công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được xếp hạng từ cao xuống thấp với các hạng cụ thể như sau: chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV, hạng V.
Cùng với đó, quy định của pháp luật hiện hành thì việc hạng chức danh nghề nghiệp của các chủ thể là những viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng. Chính vì thế, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo như quy định cũng sẽ căn cứ quan trọng dựa trên vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và sẽ cần phải có sự phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền thực hiện phê duyệt.
Không những thế, dựa trên quy định của pháp luật hiện hành trong giai đoạn hiện nay thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ thông qua thi hoặc xét thăng hạng. Bởi vì thế mà các chủ thể là những viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và sẽ cần phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật viên chức năm 2010.
– Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.