Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho tất cả những hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh. Vậy hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế, xuất hóa đơn không?
Mục lục bài viết
1.Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế, xuất hoá đơn?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 của Thông tư
Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng:
– Hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải thực hiện tính, nộp thuế nên không phải kê khai thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành cơ sở kinh doanh sẽ không phải thực hiện lập hóa đơn. Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ.
– Riêng đối với cơ sở kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông thì không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Còn đối với việc hàng tiêu dùng nội bộ xuất hóa đơn, khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải thực hiện việc lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm có cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; những hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho những người lao động của mình và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục trong quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới những hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ tất cả nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Theo quy định này, nếu như là hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì người bán sẽ không phải thực hiện lập hóa đơn để giao cho người mua, còn tất cả những trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn. Trong đó:
– Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho tất cả những hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không.
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ được hiểu là những hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục trong quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do các cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh..
2. Xử phạt khi hàng hóa tiêu dùng nội bộ không xuất hóa đơn:
Như đã phân tích ở trên, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ không phải thực hiện việc lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải thực hiện việc lập hóa đơn. Nếu không thì tùy từng trường hợp khác nhau thì người bán hàng sẽ bị phạt khác nhau. Cụ thể:
2.1. Xử phạt về hành vi trốn thuế:
Căn cứ theo Điểm c khoản 1 Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi trốn thuế có quy định phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế mà đang có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện hành vi không lập hóa đơn khi bán các hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã thực hiện khai thuế đối với giá trị hàng hóa tiêu dùng nội bộ vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, sai về giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và đã bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Theo khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi không xuất hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà có tình tiết tăng nặng hoặc không có các tình tiết giảm nhẹ còn có thể bị phạt với mức cao hơn, cụ thể:
Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Phạt tiền 2 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà có một tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà có hai tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền ba lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.
2.2. Xử phạt vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Không lập hóa đơn đối với những hàng hóa, dịch vụ dùng để thực hiện việc khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; những hàng hóa, dịch vụ dùng để việc cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ các hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất
Như vậy, hành vi không lập hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ hoặc trong trường hợp xuất hàng hóa để thực hiện việc cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương, luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Mặt khác, theo khoản 5 của Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì người bán cũng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa tiêu dùng nội bộ
Chú ý rằng, khi xử phạt khi hàng hóa tiêu dùng nội bộ không xuất hóa đơn phải đả bảo được các nguyên tắc sau:
Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi đã có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau đây:
Người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều các chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại một thời điểm thì hành vi khai sai sẽ thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu ở trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm mà người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều các kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì sẽ chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế mà có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
Thông tư