Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu của con người ngày dần một đa dạng, phong phú và ngày một đòi hỏi cao sự thoả mãn về hàng hoá. Do vậy, các dịch vụ trao đổi, mua bán, chuyển nhượng, tín dụng, thông tin ngày càng phát triển… nên có thể nói, các phạm trù như buôn bán, thương mại, thương trường, thị trường, cạnh tranh luôn gắn liền với sản xuất hàng hoá của xã hội loài người, không chỉ giao thương hàng hóa trong nước mà còn giao thương hàng hóa quốc tế. Đối với những trường hợp giao thương hàng hóa hoặc hàng hóa quá cảnh thì sẽ phải làm thủ tục hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật. Vậy Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?
– Theo quy định của pháp luật, đối với những hàng hóa quá cảnh, trước khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh thì cần phải chuẩn bị thủ tục hải quan, theo đó:
+ Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan: trụ sở Hải Quan của nhập khẩu đầu tiên và cửa xuất khẩu cuối cùng.
+ Đối với những hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục hải quan.
+ Tuyến đường đi của hàng hóa quá cảnh: Tuy nhiên, hàng hóa quá cảnh chỉ được đi qua các cửa khẩu quốc tế và đi theo một số tuyến đường nhất định theo quy định của pháp luật.
+ Khi hàng hóa quá cảnh Việt Nam thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ như sau: (1) Văn bản của Bộ Thương nghiệp cho phép chủ hàng nước ngoài được quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, (2) Giấy phép kinh doanh dịch vụ thủ tục cho hàng hoá quá cảnh, (3) Bản sao hợp đồng dịch vụ chuyển hàng hóa theo quy định.
– Tại Điều 64 Luật hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan, theo đó:
+ Đối tượng chịu sự giám sát hải quan : pháp luật quy định hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu chịu sự giám sát của hải quan. Khi đó, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa; nộp hoặc xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai vận chuyển hàng hóa, kiểm tra các chứng từ và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình. Sau khi hoàn tất những thủ tục kiểm tra thì cơ quan hải quan ra quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan khi làm thủ tục hải quan:
+ Khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng đối với phương tiện vận tải quá cảnh thì sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm đó.
+ Thời hạn thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ
+ Thời hạn thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh.
+ Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh.
+ Ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng thì tiến hành thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh.
+ Đối với những trường hợp đặc biệt, đối với nhương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc những hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, bởi lẽ đây là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành quản lý, kiểm soát những hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam.
– Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia mà vai trò của hoạt động hải quan có những thay đổi khác nhau, nhưng nhìn chung cơ quan hải quan được coi là công cụ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với chính sách mở cửa kinh tế, với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, thì vai trò của cơ quan hải quan càng được coi trọng, nếu phát huy tốt chức năng nhiệm vụ của bộ máy hải quan nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ sản xuất, tăng thu ngân sách góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, nếu bộ máy hải quan vận hành không tốt, không theo đúng định hướng, sẽ có tác dụng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội, mà trực tiếp là sự phát triển về kinh tế.
– Chúng ta biết rằng hoạt động của hải quan gắn liền với các hoạt động kinh tế. Pháp luật hải quan là một bộ phận của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật hải quan với kinh tế đó là quan hệ giữa một phần của hạ tầng cơ sở với một phần của thượng tầng kiến trúc, đây là mối quan hệ qua lại biện chứng.
– Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, pháp luật hải quan được hình thành, được quy định bởi cơ sở hạ tầng thể hiện ở các quan hệ xã hội mà chủ yếu là các quan hệ kinh tế, có thể nói các tiền đề kinh tế là cơ sở trực tiếp quy định hệ thống pháp luật hải quan. Các Mác đã viết ” Pháp luật không được cao hơn chế độ kinh tế và văn hoá do nó tạo ra”. Pháp luật hải quan sinh ra từ các điều kiện, các tiền đề kinh tế nhưng nó không phản ánh thụ động các quan hệ kinh tế mà có tác dụng ngược lại tích cực đối với sự phát triển kinh tế.
– Vai trò của pháp luật hải quan đối với nền kinh tế, thể hiện:
* Thu thuế hải quan đối với nền kinh tế:
Trong giai đoạn hiện nay, thuế hải quan đối với Việt Nam vẫn giữ một vị trí rất quan trọng. Hàng năm, thuế hải quan đóng góp một phần rất đáng kể trong tổng số thu ngân sách và chiếm trung bình từ 30 – 40% (xem phụ lục 01 về số thuế thu từng năm của ngành Hải quan) Thu thuế luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan hải quan. Thuế hải quan còn cổ vai trò điều tiết cơ chế xuất nhập khẩu nhằm hạn chế hoặc khuyến khích việc xuất nhập khẩu đối với từng loại hàng hoá trong những giai đoạn nhất định. Bằng việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất đánh vào hàng hoá đó khi nhập khẩu, ví dụ Nhà nước muốn bảo hộ sản xuất ôtô, hoặc hàng điện tử lắp ráp tại Việt Nam thì thuế suất của các mặt hàng này là rất cao, những hàng này nhập khẩu vào Việt Nam vì giá hàng phải cộng cả thuế nên rất khó tiêu thụ, ngược lại với hàng khuyến khích nhập khẩu như phân bón thuốc trừ sâu, hoặc máy móc thiết bị thì thuế nhập khẩu có thể bằng không. Vừa qua Chính phủ ban hành một loạt các chính sách về thuế, lệ phí nhằm khuyến khích, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam như việc hoàn thuế trị giá gia tăng đối với hàng xuất khẩu, miễn lệ phí hải quan đối với một số hàng xuất khẩu.
Tất cả chính sách nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu của hàng hoá Việt nam, được thể hiện bằng các văn bản pháp luật hải quan, và thông qua các hoạt động của cơ quan hải quan các chính sách này được thực thi trong thực tế.
Ngoài các hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động khác như đầu tư trong nước ra nước ngoài, đầu tư nước ngoài vào trong nước, các hoạt động du lịch, hoạt động hội chợ, triển lãm các hoạt động viện trợ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế. Các hoạt động giao lưu thương mại, thăm viếng.tất cả các hoạt động trên đều chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật hải quan và ở một chừng mực nào đó các hoạt động này đạt được được hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều các tác nghiệp của cơ quan hải quan. Trong thực tế đã không ít nhà đầu tư nản lòng khi gặp phải hệ thống quy định về thủ tục hải quan rườm rà phức tạp. Đã không ít các đoàn du lịch phải bỏ hành trình khi gặp các thủ tục nhiêu khê tại các cửa khẩu, các cuộc hội chợ triển lãm phải thất bại vì không mang được hàng hoá ra trưng bày triển lãm.
Như vậy, ảnh hưởng của hoạt động hải quan rất quan trọng tới sự phát triển của hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, đây là những ảnh hưởng trực tiếp dễ nhận biết, và cũng chính từ đặc điểm này, nên điều chỉnh pháp luật hải quan cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ của ngành hải quan mà của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung.