Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực, nhân cách của con người trong hoạt động sản xuất để tạo ra những vật có ích. Vậy giá trị hàng hóa sức lao động là gì? Cùng bài viết này tìm hiểu chi tiết nhé:
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa sức lao động là gì?
Hàng hóa là một sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó cua con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa.
– Giá trị sử dụng: Hay còn được gọi là công dụng của hàng hóa là thuộc tính của nó mà thỏa mãn, phục vụ được nhu cầu nào đó của con người, do thuộc tính tự nhiên quy định nên đây là một phạm trù vĩnh viễn.
– Giá trị của hàng hóa là mức lao động hao phí khi sản xuất ra hàng hóa đó hay lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, do thuộc tính xã hội quy định nên đây là phạm trù lịch sử; giá trị của hàng hóa gắn liền với giá trị trao đổi.
Sức lao động được xem là yếu tố quan trọng của quá trình lao động sản xuất. Sức lao động là khả năng và năng lực của con người thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, không chỉ bao gồm khả năng vật lý mà còn bao hàm cả khả năng trí tuệ, sáng tạo và kỹ năng. Sức lao động là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khái niệm hàng hóa sức lao động: là toàn bộ thể lực, trí lực, nhân cách của con người trong hoạt động sản xuất để tạo ra những vật có ích.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là:
Thứ nhất, người có sức lao động được tự do về thân thể, làm chủ về sức lao động của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ.
Thứ hai, mgười có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để duy trì cuộc sống phải đi làm thuê để sống. Nếu người lao động được tự do thân thể và có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ bán sản phẩm do mình làm ra chứ không phải sức lao động.
Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạn mới trong sự phát triển xã hội – giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổ biến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ nghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn. Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Tuy nhiên để tiền tệ biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải đạt tới mức độ nhất định.
Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thường khác nhưng tính đặc biệt được thể hiện:
– Trong quan hệ mua bán:
+ Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và có thời gian nhất định.
+ Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước, giá trị thực hiện sau.
+ Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê, người mua là nhà tư bản.
+ Giá cả (tiền lương) luôn thấp hơn so với giá trị. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện, mua bán trong mọi điều kiện để sinh sống.
2. Giá trị hàng hóa sức lao động là gì?
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt.
– Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân.
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta.
+ Chi phí đào tạo: Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): Nhân tố làm tăng là do chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhân tố làm giảm lượng giá trị sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng.
Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường vì nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Con người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá khác giá trí sử dụng cũng được thể hiện khi tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động:
Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hóa) cho nên việc xây dựng thịi trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm. Nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường và Nghị quyết Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh pahỉ tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường lao động là một trong những loại thị trường cơ bản và có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế. Qúa trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao động có những đặc điểm hết sức riêng biệt. Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy
Hàng hóa sức lao động xuất hiện đánh dấu 1 bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa trở thành phổ biến dẫn đến thời đại kinh tế mới xuất hiện năng lực sản xuất ngày càng cao.
Phạm trù hàng hóa sức lao động chính là điều kiện chuyển hóa tiền dẫn đến tư bản và làm dáng tỏ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản; đồng thời là cơ sở kết hợp để C.Mác và Ăngghen xây dựng thành công học thuyết giá trị thặng dư trong Chủ nghĩa tư bản.