Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
Để công khai và minh bạch việc thanh toán giữa các doanh nghiệp trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng để tránh các doanh nghiệp có các hành vi gian lận, vi phạm luật cạnh tranh, đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc thanh toán nhanh chóng, tiện lợi khi mua bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ các quy định về hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
Có thể hiểu là việc thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng.
Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo,
+ Trong trường hợp khi các bên thực hiện giao dịch khi thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong
+ Có thể một số doanh nghiệp không có khả năng thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh thì trong trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận uỷ thác và bên nhận uỷ thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên uỷ thác khi thực hiện hợp đồng.
+Khi các doanh nghiệp ký kết với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thì trong trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên uỷ thác xuất khẩu thì bên uỷ thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trên phải được quy định trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận
2. Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau:
+ Khi các công ty có giao kết các hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm thuộc dạng trung hạn, dài hạn theo quy định của pháp luật.
+ Khi các doanh nghiệp thanh toán thì phải có chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng theo quy định của bộ tài chính.
Trong hợp đồng mà các bên đã ký kết thì phải có thỏa thuận về phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
+ Các bên thỏa thuận trong hợp đồng các bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Trường hợp các bên đã thỏa thuận và thực hiện sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo sự thỏa thuận của các bên.
Khi mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau:
+ Các bên phải có các hợp đồng góp vốn mà các bên đã thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.
+ Việc các doanh nghiệp khi mua bán hàng hóa khi sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sỏ nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu mà các bên có thỏa thuận.
+ Trường hợp các công ty có số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hoá xuất khẩu thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Nếu trong các trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3 theo sự thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Trong các thỏa thuận của các bên thì trường hợp phía nước ngoài (bên nhập khẩu) uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở Việt Nam (bên thứ tư) thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba bằng việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền bên nhập khẩu phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải có đủ các điều kiện, hồ sơ như sau:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp khi có thỏa thuận ký kết hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có) quy định việc uỷ quyền thanh toán, bù trừ công nợ giữa các bên.
+ Các chứng từ thanh toán mà các doanh nghiệp thanh toán là giấy báo có của ngân hàng về số tiền cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu nhận được từ tài khoản của bên thứ tư.
– Khi các bên thực hiện hợp đồng khi thực hiện các bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh xuất khẩu với bên nhập khẩu, giữa bên thứ ba ở nước ngoài với bên thứ tư là tổ chức ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Khi các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng nếu trong trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có) theo sự thỏa thuận các bên.
Khi hợp đồng mà các doanh nghiệp có sự thỏa thuận trong việc thanh toán trong trường hợp phía nước ngoài (trừ trường hợp phía nước ngoài là cá nhân) thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng mà các bên đã thống nhất thực hiện.
Trong các trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việc thanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng-nếu có) thì được xác định là thanh toán qua ngân hàng của pháp luật hiện hành.
>>> Luật sư
Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Cơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu thanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi người mua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong thực tế đã có rất nhiều xảy ra trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền thanh toán trên chứng từ không phù hợp với số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì:
– Nếu số tiền mà các doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá nhỏ hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng, điều chỉnh giảm giá do hàng kém chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợp này phải có văn bản thoả thuận giảm giá giữa bên mua và bán theo sự thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã thực hiện.
– Nếu số tiền mà các công ty thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng mà nó có trị giá lớn hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng mà các bên thực hiện hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợp đồng, ứng trước tiền hàng…theo thực tế mà các doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện hợp đồng.
Các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lý do giải trình với cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có) khi cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra.
Hiện nay, xảy ra các trường hợp mà các bên khi giao kết hợp đồng với đối tác nước ngoài thì phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng chứng từ thanh toán qua ngân hàng không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng, nếu nội dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụ hưởng khi thanh toán tièn, số hợp đồng xuất khẩu mầ các bên thỏa thuận ký kết, giá trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ thanh toán hợp lệ.
Do đó, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ rất thuận lợi cho các bên khi tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, giảm thiểu, tiết kiệm chi phí thời gian đi lại cho việc thanh toán hợp đồng theo hợp đồng để phù hợp với các quy định của pháp luật.