Quy định pháp luật về các loại hàng hóa, dịch vụ không được phép quảng cáo, khuyến mại.
Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, hành vi xúc tiến được hình thành trong đó có hoạt động quảng cáo và khuyến mại. Tự do quảng cáo và khuyến mại là quyền của thương nhân, nhưng trong đó có những loại hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân không được phép khuyến mại.
1. Những loại hàng hóa, dịch vụ không được phép quảng cáo
Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Để đảm bảo trật tự thương mại trong khi hoạt động xúc tiến thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng cũng như thương nhân, theo Điều 109 Luật thương mại năm 2005 thì những loại hàng hóa, dịch vụ sau không được phép quảng cáo.
“- Hàng hóa:
+ Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
+ Quảng cáo hàng hoá, mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo như pháo, thuốc gây nghiện,…
– Dịch vụ:
+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, khi quảng cáo thương nhân cần tránh quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây tổn hại tới lợi ích kinh tế chính trị.
+ Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật. Điển hình , trong thời gian gần đây Mai Phương Thúy đã gặp không ít rắc rối khi đóng đoạn quảng cáo dầu gội đầu bởi câu nói được cho là quá vô lễ với mẹ chồng.
+ Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
+ Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
+ Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
+ Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật như quảng cáo nói xấu hoặc bắt chước các hoạt động quảng cáo của các thương nhân khác,…”
2. Những loại hàng hóa, dịch vụ không được phép khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, hành động này ở một mức nào đó sẽ gây ra những khó khăn cho thương nhân khác hoặc đụng chạm đến lợi ích của khách hàng cũng như tính này mạnh của môi trường kinh doanh. Vì vậy, theo điều 100
“- Hàng hóa:
+ Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
+ Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức…
+ Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
+ Khuyến mại cho hàng hoá cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh chưa được phép lưu thông; sử dụng hàng hóa dùng để khuyến mại là hàng hóa, cấm kinh doanh hạn chế kinh doanh; chưa được phép lưu thông. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá để lừa dối khách hàng. Ví dụ như vài năm trước, chính quyền bang New York (Mỹ) đã lập hồ sơ để kiện ngân hàng khổng lồ của Thụy Sĩ UBS về việc tiếp thị một số loại trái phiếu và quảng bá chứng khoán là an toàn và có thanh khoản cao, trong khi quan chức của ngân hàng này đua nhau bán ra, do biết trước thị trường sắp sụp đổ.
– Dịch vụ:
+ Khuyến mại cho dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép cung ứng; sử dụng dịch vụ dùng để khuyến mại cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông, chưa được phép cung ứng. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
+ Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa.
+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.”
Chưa bao giờ quảng cáo, khuyến lại len lỏi sâu vào cuộc sống, chi phối sự lựa chọn của người tiêu dùng mạnh mẽ như vài năm trở lại đây ở Việt Nam. Khuyến mãi đang diễn ra sôi động và dường như đã trở thành một thứ văn hóa bán hàng. Một chương trình quảng cáo hay là một chương trình rất hấp dẫn làm người ta thường nhớ ngay thương hiệu và hình ảnh sản phẩm. Nhưng nếu doanh nghiệp lợi dụng quảng cáo, khuyến mại sai trái nhằm tăng doanh thu bán hàng thì chắc chắc sẽ gặp thất bại, bởi hơn ai hết, khách hàng sẽ là những người đầu tiên nhận ra sự “lừa dối” đó và sẽ từ bỏ hàng hoá của doanh nghiệp. Vì vậy, quảng cáo, khuyến mại làm sao mang tính nhân văn, mang lại nhiều lợi ích cho mọi người chính là việc góp phần là giàu đẹp thêm hình ảnh văn hóa trong đời sống hàng ngày và quan trọng hơn là là tạo ra một thế hệ tương lai hoàn hảo hơn.