Di sản văn hóa được xem là những nơi lưu giữ lại nhiều nét đẹp truyền thống của quê hương đất nước, tạo ra nhiều tiền bạc để tái tạo và phát triển bản sắc dân tộc. Dưới đây là quy định của pháp luật về hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Mục lục bài viết
1. Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa bao gồm các hạng như sau:
1. Di sản viên hạng I | Mã số: V.10.05.29; |
2. Di sản viên hạng II | Mã số: V.10.05.16; |
3. Di sản viên hạng III | Mã số: V.10.05.17; |
4. Di sản viên hạng IV | Mã số: V.10.05.18. |
Như vậy, hiện nay có 04 hạng chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá.
2. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức di sản văn hóa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của các viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. Bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
-
Viên chức chuyên ngành di sản văn hóa cần phải có tinh thần trách nhiệm với công việc được cấp trên giao, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;
-
Có tinh thần tâm huyết với nghề, có thái độ trung thực, thẳng thắn, khách quan, công bằng, vô tư, văn minh, làm việc khoa học và có chính kiến rõ ràng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, có thái độ khiêm tốn, đúng mực trong quá trình tiếp xúc với quần chúng nhân dân, có thái độ và ý thức đấu tranh sâu sắc với những hành vi trái quy định pháp luật và những hành vi tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí;
-
Có ý thức bảo vệ và có ý thức phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam;
-
Có tinh thần đoàn kết, có thái độ tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
-
Không ngừng rèn luyện, không ngừng học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ của bản thân.
3. Tiêu chuẩn của từng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá:
3.1. Chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá hạng I:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL, có quy định về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hóa hạng I (với mã số V.10.05.29). Cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng bao gồm:
-
Có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực mà mình đảm nhận;
-
Có đầy đủ các loại giấy tờ, chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ bao gồm:
-
Nắm vững và đầy đủ đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản, của chính sách của pháp luật nhà nước Việt Nam, nắm vững chiến lược phát triển dài hạn trong lĩnh vực phát triển, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa;
-
Có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ bảo vệ di sản, phát huy giá trị của di sản văn hóa;
-
Có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê, hệ thống, có khả năng đưa ra đề xuất và tham mưu, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng đề án, xây dựng chương trình về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
-
Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật công nghệ trong quá trình cải tiến, nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa;
-
Có đầy đủ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và sử dụng được các loại tiếng dân tộc đối với các viên chức đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm.
3.2. Chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá hạng II:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL, có quy định về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hóa hạng II (với mã số là V.10.05.16). Cụ thể như sau:
(1) Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo và bồi dưỡng bao gồm:
-
Có đầy đủ bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực mà mình đảm nhận;
-
Có đầy đủ các loại giấy tờ chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trong chuyên ngành di sản văn hóa.
(2) Về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ bao gồm:
-
Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, nắm vững chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa;
-
Có mức độ am hiểu kiến thức nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhất định;
-
Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá, đưa ra ý kiến, hệ thống, đưa ra đề xuất sửa đổi bổ sung, hoàn thiện quy trình và hoàn thiện các quy phạm trong quá trình hoạt động nghiệp vụ kĩ thuật, phát huy giá trị văn hóa;
-
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ở mức độ cơ bản, sử dụng thành thạo các loại ngoại ngữ và sử dụng được tiếng dân tộc đối với các viên chức đang công tác và làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sao cho phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm.
3.3. Chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá hạng III:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL, có quy định về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hóa hạng III (với mã số là V.10.05.17). Cụ thể như sau:
(1) Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo và bồi dưỡng:
-
Cần phải có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực, chức danh di sản văn hóa;
-
Cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ:
-
Cần phải nắm vững và đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa và phát huy giá trị của di sản văn hóa;
-
Cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và phát huy giá trị của di sản văn hóa;
-
Có năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề có liên quan, những vấn đề được giao tham mưu và thuộc phạm vi quản lý;
-
Có kỹ năng sử dụng khoa học công nghệ thông tin ở mức độ cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được các loại tiếng dân tộc thiểu số đối với các công chức đang công tác, làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm.
3.4. Chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hoá hạng IV:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL, có quy định về nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hóa hạng VI (với mã số là V10.05.18). Cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng:
-
Cần phải có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành di sản văn hóa;
-
Cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với chuyên ngành di sản văn hóa.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ:
-
Cần phải nắm vững, đầy đủ quy định của pháp luật trong vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và phát huy giá trị của các di sản văn hóa;
-
Cần phải có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vệ di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa;
-
Sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ.
THAM KHẢO THÊM: