Hạn ngạch có lẽ đã trở thành thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực thương mại hiện nay, mục đích của việc áp dụng hạn ngạch đó là thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách hạn chế cạnh tranh từ phía nước ngoài. Vậy hạn ngạch xuất khẩu là gì? Và hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Mục lục bài viết
1. Hạn ngạch xuất khẩu là gì?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu. Theo đó, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu được quy định như sau:
– Hạn ngạch xuất khẩu là khái niệm để chỉ biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, hạn chế khối lượng, hạn chế trị giá của các loại hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Hạn ngạch nhập khẩu là khái niệm để chỉ biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, hạn chế khối lượng, hạn chế trị giá của các loại hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, có thể đưa ra khái niệm về hạn ngạch xuất khẩu như sau: Hạn ngạch xuất khẩu là khái niệm để chỉ biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng với mục đích hạn chế khối lượng, hạn chế số lượng, hạn chế trị giá của các loại hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam.
– Trong một số trường hợp nhất định, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về vấn đề áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu và biện pháp hạn ngạch nhập khẩu. Theo đó, áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau đây: Theo điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, áp dụng đối với các loại hàng hóa bảo đảm cho quá trình cân đối vĩ mô và tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam theo từng thời kỳ nhất định, hoặc cũng có thể áp dụng khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu đối với các loại hàng hóa xuất khẩu của nước Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại;
– Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu và biện pháp hạn ngạch nhập khẩu bắt buộc phải đảm bảo tính công khai minh bạch về số lượng, công khai minh bạch về khối lượng, trị giá của các loại hàng hóa, đảm bảo tính công khai minh bạch và khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu/hạn ngạch nhập khẩu.
Tóm lại, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu sẽ được áp dụng khi hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Theo điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Đối với các loại hàng hóa đảm bảo cho quá trình cân đối vĩ mô và tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam theo từng thời kỳ nhất định;
– Khi nước nhập khẩu lựa chọn biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu bắt buộc phải đảm bảo tính công khai minh bạch về số lượng, khối lượng và trị giá của hàng hóa, đồng thời cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch và khách quan đối với phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017. Theo đó:
– Bộ trưởng Bộ công thương là chủ thể có thẩm quyền chủ trì phối hợp với các Bộ/ban/ngành và cơ quan, tổ chức khác có liên quan để đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu;
– Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền công bố các loại hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu.
Như vậy, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu sẽ thuộc thẩm quyền áp dụng của Bộ công thương.
2. Hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 thì có thể hiểu khái niệm hạn ngạch nhập khẩu như sau: Hạn ngạch nhập khẩu là khái niệm để chỉ biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, hạn chế khối lượng, hạn chế trị giá của các loại hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục đích của việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch có thể kể đến như sau:
– Mục tiêu chính của việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch là hướng tới mục tiêu bảo vệ thị trường trong nước hàng hóa nước ngoài bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài;
– Hướng tới mục tiêu bảo đảm sự ổn định mặt bằng giá trong nước bằng cách điều tiết quá trình mua sắm hàng hóa của nước ngoài, từ đó chống lại các chính sách thương mại của nước ngoài;
– Đề kiểm tra các mặt hàng nhập khẩu đâu cơ có dự báo về sự thay đổi đối với thuế suất, tỷ lệ giá hối đoái tăng và nội tệ;
– Giảm thâm hụt cán cân thanh toán của đất nước, hạn ngạch nhập khẩu giúp điều chỉnh cán cân thanh toán bất lợi;
– Bảo đảm nguồn ngoại hối có hạn của đất nước, từ đó tận dụng tối đa những mặt hàng có mức độ ưu tiên cao hơn;
– Hạn ngạch nhập khẩu hướng tới mục tiêu ngăn cản sự tiêu thụ không cần thiết của các bộ phận giàu có thông qua việc đặt ra hạn chế đối với quá trình nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ và không hữu ích trong cuộc sống. Chính phủ có trách nhiệm đưa ra hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ lợi ích của thị trường trong nước và các nhà sản xuất trong nước.
3. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý ngoại thương. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương. Theo đó, các hành vi sau đây sẽ được coi là nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương như sau:
– Có hành vi lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn làm trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngoại thương, có hành vi cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, cản trở quá trình xuất khẩu, cản trở quá trình nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, xâm phạm quyền tự do kinh doanh nhập khẩu của các thương nhân căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017;
– Có hành vi áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền phải áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Có hành vi tiết lộ thông tin bảo mật của các thương nhân trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngoại thương;
– Có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa tuy nhiên vi phạm quy định tại Điều 5 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017;
– Có hành vi gian lận, làm ra các loại giấy tờ tài liệu có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý ngoại thương;
– Xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, bị cấm nhập khẩu, bị tạm ngừng xuất khẩu, bị tạm ngưng nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017, các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tuy nhiên không có giấy phép hoặc không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, các loại hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật, các loại hàng hóa không tuân thủ đầy đủ quy trình thủ tục hải quan hoặc có hành vi gian lận về số lượng, gian lận về khối lượng, gian lận về chủng loại, gian lận và xuất xứ của các loại hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan, các loại hàng hóa theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có tem tuy nhiên không dán tem.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017.
THAM KHẢO THÊM: