Tiền gửi là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động an toàn lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Theo đó việc xây dựng cơ chế bảo đảm cho tiền gửi sẽ tạo nên lòng tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi chính là giải pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Mục lục bài viết
1. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm luật bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định:
1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, kể từ ngày 12-12-2021, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.
Như vậy có thể thấy với hạn mức 125 triệu đồng phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hướng tới bảo vệ toàn bộ đối với 90% – 95% người gửi tiền được bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng cần phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tương xứng với thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
2. Đặc điểm của hạn mức bảo hiểm tiền gửi:
Như chúng ta đã biết với một hợp đồng tiền gửi thì hạn mức trả tiền bảo hiểm có giới hạn và bảo hiểm cho số đông người gửi tiền, nhất là đối với người gửi tiền nhỏ lẻ, Bên cạnh dó cũng cần phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi tuân theo kỷ luật thị trường.
Dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Căn cứ dựa theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo đó thì quy định từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiề gửi sẽ bao gồm cả gốc và lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000đ.
Theo đó chúng ta thấy, khi một khách hàng gửi nhiều khoản tiền khác nhau tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm cụ thể nào đó thì các khoản tiền gửi này sẽ không được bảo hiểm độc lập. Theo đó hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tối đa là 75.000.000đ sẽ bao gồm cả gốc và lãi được áp dụng cho tất cả các khoản tiền gửi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Nguyên tắc xác định của hạn mức bảo hiểm tiền gửi:
Ngoài ra, Bộ nguyên tắc cơ bản đã được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) sử dụng trong phạm vi Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả của hệ thống BHTG tại các quốc gia. Là một bộ phận trong Báo cáo Xem xét Sáng kiến về các Tiêu chuẩn và Quy tắc mới được hoàn tất gần đây, IMF và WB cũng khẳng định sẽ đánh giá việc tuân thủ các Tiêu chuẩn này trong khuôn khổ chương trình Các báo cáo về việc đáp ứng các tiêu chuẩn và quy tắc (ROSC).
Khủng hoảng tài chính 2008 đã làm thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính cũng như vai trò của hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới, từ đó đặt ra yêu cầu cập nhật Bộ nguyên tắc cơ bản. Đến tháng 10/2014, Bộ nguyên tắc cơ bản đã được sửa đổi với sự tham gia của đại diện các tổ chức BCBS, EC, Diễn đàn các tổ chức bảo hiểm tiền gửi châu Âu, FSB, IMF, WB.
Nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa bảo vệ người gửi tiền, ổn định tài chính và kỷ luật thị trường, Nguyên tắc 8 về hạn mức bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc cơ bản sửa đổi của IADI năm 2014 và Hướng dẫn nâng cao về phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả tháng 3/2013 đưa ra khuyến nghị với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi như sau: Các nhà hoạch định chính sách phải xác định rõ ràng mức độ và phạm vi bảo hiểm tiền gửi. Hạn mức nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền nhưng phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi không được bảo hiểm để tuân theo kỷ luật thị trường.
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi cần phù hợp với các mục tiêu chính sách công và các đặc điểm thiết kế có liên quan của hệ thống BHTG, bao gồm quá trình trả tiền bảo hiểm và các nỗ lực về nhận thức công chúng.
Thứ nhất, chúng ta thấy rằng, việc xác định hạn mức trả tiền phù hợp có thể liên quan đến một quá trình cân bằng các mục tiêu chính sách của các nước với chi phí của chính sách đó. Chúng ta cần lưu ý rằng hạn mức trả tiền bảo hiểm phải được thiết lập phù hợp với các mục tiêu chính sách cụ thể, theo đó phần lớn người gửi tiền tại các ngân hàng có nguy cơ bị xử lý được bảo vệ toàn bộ, trong khi phần lớn giá trị các khoản tiền gửi có xu hướng tuân theo kỷ luật thị trường.
Thứ hai, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền ước lượng giá trị tiền gửi có nguy cơ rủi ro và khả năng đổ vỡ. theo đó cần áp dụng các phương pháp ước lượng có thể mang tính kỹ thuật ví dụ như với giá trị chịu rủi ro hoặc xác suất đổ vỡ ngân hàng hay trực tiếp hơn cụ thể như bảo hiểm được một số lượng nào đó các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa.
Thứ ba, đối với bảo hiểm tiền gửi thì sau khi xác định số tiền tối đa của các khoản tiền gửi có nguy cơ rủi ro cao, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định các yếu tố cơ bản để xem có một cơ chế cấp vốn đáng tin cậy để chi trả không. Trong trương hợp cần thiết thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ phát triển cơ chế cấp vốn để đảm bảo đủ nguồn chi trả sẵn có. Theo đó hiện nay đa số các cấu trúc xây dựng quỹ bao gồm sự kết hợp giữa cơ chế cấp vốn trước, cấp vốn sau và cấp vốn dự phòng khẩn cấp. Theo cơ chế cấp vốn trước và theo các quy mô phù hợp của quỹ và các mức phí cần thiết để xây dựng quỹ theo thời gian phải được xác định. Theo cơ chế cấp vốn sau, việc xây dựng quỹ đảm bảo cần có tính thanh khoản. Tất cả các cơ chế cấp vốn cần phải tính đến các kế hoạch cấp vốn dự phòng khẩn cấp.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức bảo hiểm tiền gửi:
Hiện nay dựa trên báo cáo định hướng các nhà hoạch định chính sách nên chú trọng hơn về các tiêu chí khác ảnh hưởng đến hạn mức bảo hiểm tiền gủi cụ thể như các yếu tố thể chế và văn hóa gồm có yếu tố về môi trường tài chính, phát triển, khuôn khổ pháp lý, các hành vi văn hóa và niềm tin của người gửi tiền.
Theo số liệu thống kê của WB, hạn mức bảo hiểm tiền gửi tăng mạnh trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính 2008. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hạn mức bảo hiểm tiền gửi gấp 5,3 lần trên GDP bình quân đầu người tại các nước có mức thu nhập cao, gấp 6,3 lần tại các nước có thu nhập trung bình cao và gấp 5 lần tại các nước có thu nhập thấp.
Niềm tin người gửi tiền: Trong giai đoạn tiền gửi ít có mối liên hệ với các yếu tố ngân hàng cũng như phần đông người gửi tiền chưa có nhận thức về bảo hiểm tiền gửi và hạn mức bảo hiểm tiền gửi, thì niềm tin người gửi tiền chưa có ảnh hưởng nhiều tới việc đưa ra chính sách hạn mức của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà nhận thức của công chúng về tài chính ngân hàng cũng như BHTG ngày càng được nâng cao, người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng, thì niềm tin người gửi tiền có tầm quan trọng lớn khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi quyết định đưa ra một chính sách hạn mức.
Tiền gửi được bảo hiểm: Tiền gửi được coi là nguồn vốn huy động qua hệ thống ngân hàng đóng vai trò tạo vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn vốn quan trọng này là vô cùng cấp thiết và hệ thống bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng thông qua chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi
Rủi ro hệ thống cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng và tác động tới việc xác định hạn mức. Theo đó các quốc gia có hệ thống ngân hàng và năng lực quản trị điều hành kém, không theo kịp các chuẩn mực quốc tế nhìn chung sẽ dẫn tới các ngân hàng nội địa gặp khó khăn và quốc gia đó chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài.