Công dân Việt Nam khi đến độ tuổi nhất định sẽ phải thực hiện làm thẻ căn cước công dân gắn chip, loại giấy tờ này đóng vai trò là nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dũ liệu quốc gia. Vậy hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào?
Mục lục bài viết
1. Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào?
Thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho công dân Việt Nam, trong giáy tờ này sẽ ghi nhận những thông tin cá nhân cơ bản họ tên, độ tuổi, quê quán, giới tính, quốc tịch, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn,..tất cả các nội dung này cần đảm bảo được các quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định Điều 19 Văn bản hợp nhất
Hiện nay, căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất
Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 có ghi nhận các nội dung về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau:
+ Đối với chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì hoàn toàn được sử dụng trên thực tế vì vẫn được công nhận là có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; Tùy thuộc theo yêu cầu của công dân thì nếu có yêu cầu sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân;
+ Đồng thời, pháp luật cũng ghi nhận các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật;
Với những nội dung đã nêu thì pháp luật không có đề cập đến hạn chót làm căn cước công dân gắn chíp. Nhưng bạn đọc cũng cần lưu ý về mốc thời gian tiến hành đổi thẻ Căn cước công dân, cụ thể theo các trường hợp như sau:
++ Xét đến trường hợp công dân đã làm Căn cước công dân gắn chip hay không gắn chip thì vẫn phải đổi Căn cước công dân vào các mốc tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi hoặc 60 tuổi. Người dân mặc dù chưa đến hạn phải làm lại căn cước mà đã làm Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước các mốc tuổi này thì không cần đổi thẻ mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Vì vậy, công dân đang sử dụng thẻ CCCD không gắn chip có thể đổi sang CCCD gắn chip khi đến các mốc tuổi quy định;
++ CMND của người dân khi đã được cấp trước ngày 01/01/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Hoàn toàn có thể đổi sang Căn cước công dân có chip khi có mong muốn chuyển đổi.
2. Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục làm căn cước công dân gắn chíp?
Có thể nói, căn cước công dân là giấy tờ tùy thân không thể thiếu trong hoạt động thường nhật của người dân, cung cấp được thông tin cơ bản nhân thân. Căn cứ tại Điều 22 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2020 Luật Căn cước công dân, thủ tục làm căn cước công dân gắn chip được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Công dân đến Cơ quan có thẩm quyền cấp Căn cước công dân tại nơi mình tạm trú cụ thể:
– Cá nhân có thể đến cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thể thực hiện thủ tục này nếu có yêu cầu;
– Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương cũng được trao thẩm quyền thực hiện.
Bước 2: Hoàn tất tờ khai điền thông tin
Khi đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền thì công dân sẽ tiến hành điền thông tin vào tờ khai theo mẫu.
Bước 3: Tiếp nhận, giải quyết thông tin
Khi tiếp nhận đề nghị của người dân thì Cán bộ Công an nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thực hiện một số công việc sau:
– Tiến hành đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định lại những thông tin của người cần cấp thẻ Căn cước công dân;
– Cùng với đó sẽ lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng sao cho chính xác;
– Một trong những hoạt động quan trọng là thu nhận vân tay;
– Chụp ảnh chân dung để hoàn tất được thủ tục này;
– Cán bộ Công an sẽ in
– Trong những hoạt động thủ tục này thì cũng phải tuân thủ về nghĩa vụ lệ phí theo quy định.
Lưu ý: Khi tiến hành cấp đổi căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ Công an thu lại CMND hoặc CCCD đã hết hạn
Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Nếu đã hoàn tất các hoạt động để cấp đổi thì người dân sẽ đến lấy thẻ theo ngày hẹn mà Cán bộ Công an đã cung cấp thông tin
Bước 5: Nhận/Trả thẻ Căn cước công dân gắn chip theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn.
3. Có bị xử phạt khi không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?
– Theo Điều 23 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2020 Luật Căn cước công dân thì đã ghi nhận những trường hợp đang sử dụng CCCD gắn chip và không có gắn chip phải xin cấp đổi hoặc xin cấp lại CCCD gắn chip mới cụ thể: Đầu tiên cần nhắc đến trường hợp là thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; Nếu trong quá trình sử dụng mà xuất hiện tình trạng thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Tiến hành thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng để phù hợp với thông tin trên thực tế; Trong trường hợp xác định lại giới tính, quê quán cũng cần thực hiện vấn đề này; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Khi công dân có yêu cầu.
– Bên cạnh đó cũng cần xét đến các trường hợp phải xin cấp lại CCCD gắn chip:
+ Nếu người dân bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Trong trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam cũng phải tuân thủ việc xin cấp lại CCCD gắn chip.
Với quy định trên thì người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc 1 trong các trường hợp trên đều phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Trường hợp cố tình không thực hiện hoặc thực hiện khi đã quá hạn để ấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể với mức sau đây:
– Công dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Nếu trong một số trường hợp, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân mà không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
+ Có hành vi vi phạm về việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
+ Còn phải kể đến trường hợp không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2020 Luật Căn cước công dân;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
THAM KHẢO THÊM: