Hiện nay chắc hẳn không ai còn xa lạ với các hình thức môi giới thương mại với các mục đích trao đổi mua bán hàng hóa qua các bên trung gian với các nội dung trong việc môi giới để đàm phán và thỏa thuận với nhau thông qua việc giao kết hợp đồng môi giới thương mại. Thù lao môi giới là gì? Quy định về thanh toán thù lao môi giới?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về Thù lao môi giới:
1.1. Môi giới thương mại là gì?
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
Đối với Các hoạt động môi giới việc làm, môi giới chứng khoán… không được coi là môi giới thương mại và không do
Ví dụ: Công ty cổ phần 123 ký hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty 123 sản xuất ra, giữa Công ty123 và Công ty Abc phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Công ty ABC tìm được Công ty Z có nhu cầu mua các sản phẩm của Công ty 123 và giới thiệu Công ty 123 với Công ty z Do đó, giữa ABC và Z có thể tồn tại
1.2. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại:
Trong Môi giới thương mại thì các bên môi giới và bên được môi giới đều có các quyền và nghĩa vụ khác nhau được quy định, Tại Điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại quy định như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.
Như vậy, Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại thi bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau theo quy định của pháp luật để xác định quan hệ Trong Môi giới thương mại. Trong các trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ theo quy định được nêu như trên và cac bên bên môi giới thương mại phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đó theo quy định của pháp luật.
1.3. Phạm vi của Môi giới thương mại:
Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá.
Như vậy, đối với các hoạt động môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hoá, các loại môi giới chứng khoán, và môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, và môi giới bất động sản… Tuy nhiên, Luật Thương mại là luật chung để Điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể theo quy định của pháp luật
Ví dụ: các trường hợp Môi giới bảo hiểm được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, môi giới hàng hải được quy định trong Bộ luật Hàng hải …
2. Nội dung hoạt động môi giới thương mại:
Nội dung hoạt động môi giới thương mại thường bao gồm: Tìm kiếm bạn hàng, cung cấp các thông tin cần thiết về bạn hàng cho người được môi giới, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới, tiến hành các đàm phán ban đầu với bạn hàng, thỏa thuận về các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các bên được môi giới, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi cần thiết.
Nội dung hoạt động môi giới rất rộng với rất nhiều hoạt động như: hoạt động tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, các hoạt động tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, và dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, các hoạt động giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau. Ngoài ra thì Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần tuý với các Mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên môi giới thông thường được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về thanh toán thù lao môi giới:
Điều 153 quy định về quyền hưởng thù lao môi giới của bên môi giới như sau:
“Khoản 1 Điều 153 quy định: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên môi giới đã ký hợp đồng với nhau”
Điều 154 quy định về việc thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới như sau:
“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới”.
Như vậy về vấn đề thanh toán thù lao và chi phí hợp lý được tính như sau:
Khi môi giới thành công: bên môi giới được hưởng thù lao + chi phí hợp lý phát sinh.
Khi môi giới không thành công: được hưởng chi phí hợp lý phát sinh.
Việc luật quy định khi môi giới không thành công thì bên môi giới được hưởng chi phí hợp lý phát sinh là hợp lý và phù hợp với thực tế và đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên khi môi giới thành công, luật thương mại lại bóc tách thù lao và chi phí hợp lý là chưa hợp lý và chưa đảm bảo được lợi ích của bên sử dụng dịch vụ ở đây là bên được môi giới. Bởi vì như vậy bên môi giới sẽ không tiết kiệm những khoản chi phí trong hoạt động môi giới vì những khoản chi phí phát sinh thì bên được môi giới đã phải gánh chịu và không ảnh hưởng đến thù lao mà bên môi giới được hưởng. Ví dụ: khi tiến hành môi giới để di chuyển đi lại phục vụ hoạt động môi giới, bên môi giới có thể đi bộ hoặc đi bằng xe máy nhưng họ lại chọn phương tiện là ô tô mặc dù sử dụng ô tô sẽ gây tốn kém hơn nhưng vì những chi phí đó khi phát sinh thì họ không phải chịu mà bên được môi giới phải gánh chịu. Tuy nhiên nếu luật quy định gộp cả thù lao và chi phí hợp lý lại thành thù lao và chi phí hợp lý được tính trong khoản thù lao thì bên môi giới sẽ tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí để được hưởng mức thù lao môi giới cao nhất.
Do đó quy định về hưởng thù lao môi giới và chi phí hợp lý khi môi giới thành công theo quy định của Luật thương mại hiện hành là chưa hợp lý và chưa đảm bảo lợi ích kinh tế của bên được môi giới.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thương Mại năm 2005 sửa đổi năm 2019