Việt Nam với dân số đông và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, đang trở thành một trong những nguồn lao động quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được biết đến là đất nước có nguồn nhân công dồi dào với chi phí giá rẻ. Tuy nhiên, nguồn lao động của Việt Nam cũng có hạn chế lớn. Hạn chế đó là gì?
Mục lục bài viết
1. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay:
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
D. Thể lực chưa thật tốt, trình độ chuyên môn chưa cao
Đáp án: A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
Giải thích:
Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là trình độ lao động còn thấp, năng suất lao động thấp; dân cư phân bố chưa hợp lí, tập trung nhiều ở nông thôn khi kinh tế chủ đạo ở nông thôn là nông nghiệp, các nghề phụ chưa phát triển, chưa phát huy được thế mạnh của lực lượng lao động.
Như vậy, đáp án A phản ánh chính xác hạn chế lớn nhất của nguồn lao động Việt Nam hiện nay.
2. Những thuận lợi và hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay:
2.1. Thuận lợi:
Nguồn lao động Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi quan trọng, phản ánh qua sự tăng trưởng ổn định và bền vững của thị trường lao động.
Một trong những điểm mạnh là số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng nhanh với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 đạt 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn do đại dịch gây ra.
Chất lượng nguồn lao động cũng được cải thiện đáng kể với sự tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm, phản ánh sự tăng trưởng của các ngành nghề mới và nhu cầu lao động cao trong các khu vực kinh tế khác nhau.
Cơ cấu lao động đang chuyển dịch mạnh mẽ theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người lao động.
2.2. Hạn chế:
Nguồn lao động Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và hạn chế cần được giải quyết để phát triển kinh tế bền vững.
Một trong những vấn đề lớn là sự thiếu hụt về kỹ năng và trình độ chuyên môn, khiến cho lao động Việt Nam chưa thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động toàn cầu hóa. Vấn đề này phản ánh qua tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cũng như sự chuyển dịch chậm của cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.
Bên cạnh đó, nguồn lao động còn thiếu sự sáng tạo, tác phong công nghiệp, kỷ
Sự phân bố không đều của lực lượng lao động, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải, cũng gây căng thẳng cho việc giải quyết việc làm cũng như phát triển kinh tế địa phương.
2.3. Phương pháp khắc phục:
– Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn lao động quốc gia với hệ thống chính sách, kế hoạch, chương trình hoạt động và bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá dựa trên nguồn lực hiện có.
– Cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo nghề để nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
– Chính phủ cần đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển nguồn lao động, thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ về xu hướng, nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để thiết kế thị trường lao động linh hoạt hơn, cho phép người lao động dễ dàng chuyển đổi giữa các lĩnh vực.
– Thu hút và nuôi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao từ trong nước và nước ngoài, cũng như khuyến khích nguồn lao động trình độ cao từ các nước phát triển và du học sinh trở về là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp giải quyết các bài toán phát triển của Việt Nam mà còn góp phần tạo ra một lực lượng lao động đa dạng, có khả năng thích ứng và đổi mới trong môi trường kinh tế toàn cầu.
Với những nỗ lực này, Việt Nam có thể hy vọng vào một tương lai mà nguồn lao động không chỉ dồi dào về số lượng mà còn mạnh mẽ về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do?
A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới
B. Năng suất lao động nâng cao
C. Chuyển dịch hợp lý cơ cấu lãnh thổ
D. Số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao
Đáp án: A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới
Giải thích: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới (SGK Địa lí 12 trang 74).
Câu 2: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do?
A. Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực
B. Thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài
C. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường
D. Quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh
Đáp án: D. Quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh
Giải thích: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh. Đô thị hóa ở nước ta chủ yếu gắn liền với quá trình công nghiệp hóa các đô thị có hoạt động kinh tế gắn với công nghiệp – dịch vụ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta?
A. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị
B. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng
C. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn
D. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn
Đáp án: C. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn
Giải thích: Phát biểu không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta là dân thành thị đông hơn dân nông thôn. Vì hiện nay số dân nông thôn vẫn nhiều hơn số dân thành thị.
Câu 4: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa ở nước ta?
A. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
B. Xu hướng tăng dân số thành thị
C. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp
D. Đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp
Đáp án: C. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp
Giải thích: Đặc điểm không đúng với đô thị hóa ở nước ta là hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp. Vì hoạt động kinh tế chủ yếu của đô thị là gắn với công nghiệp, dịch vụ (phi nông nghiệp).
Câu 5: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề gay gắt vì?
A. Lao động dồi dào trong khi kinh tế phát triển chậm
B. Lao động có trình độ cao ít
C. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao
D. Thiếu lao động lành nghề
Đáp án: C. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao
Giải thích: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề gay gắt vì tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, số lượng lao động hàng năm tăng nhanh hơn số việc làm.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam?
A. Các dân tộc ít người phân bố nhiều ở miền núi
B. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào
C. Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau
D. Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở đồng bằng, trung du
Đáp án: B. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhận xét sau đây không đúng về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam là ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào. Bởi vì các đảo ven bờ vẫn có dân cư sinh sống, nhiều đảo tập trung dân cư khá đông đúc; dân cư sống ở các đảo chủ yếu thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, tức là chủ yếu là dân tộc Kinh – Mường sinh sống.
THAM KHẢO THÊM: