Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự về việc thi hành và áp dụng cũng như kết quả đạt được.
Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đảm bảo thực thi đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Quá trình thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) nói chung và biện pháp BPKCTT áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp nói riếng được quy định từ Điều 108 đến Điều 114 BLTTDS đã đạt được nhiều kết quả tuy nhiên bên cạnh những kết quả ấy vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng và cần phải được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của các biện pháp.
Thứ nhất: đối với biện pháp kê biên tài sản: thì theo quy định hiện nay thì chỉ áp dụng đối với tài sản đang bị tranh chấp còn đối với các tài sản khác thì không được áp dụng. Điều này cho thấy phạm vi áp dụng của biện pháp này là rất hẹp dẫn đến hiệu quả của biện pháp này chưa cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của biện pháp này pháp luật cần quy định mở rộng phạm vi áp dụng BPKCTT này cho tất cá các tài sản của đương sự chứ không chỉ thu hẹp trong phạm vi tài sản đang tranh chấp.
Thứ hai, đối với BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Hiện nay, pháp luật quy định biện pháp này cũng chỉ áp dụng cho tài sản đang tranh chấp còn những tài sản không tranh chấp thì không được áp dụng. Điều này đã hạn chế phần nào hiệu quả của biện pháp. Để áp dụng biện pháp này có hiệu quả tốt nhất BLTTDS nên quy định theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp đối với cả những tài sản không phải là tài sản đang tranh chấp.
>>> Luật sư
Thứ ba, trường hợp khi áp dụng mà gây thiệt hại hoặc không đúng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể. Những hạn chế trên là một phần hậu quả của việc khi ra chấp nhận yêu cầu áp dụng, ra quyết định áp dụng BPKCTT thì phía
Biện pháp khắc phục: ngoài việc đề cao trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng BPKCTT thì cũng phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT như: bổ sung thêm trường hợp chịu trách nhiệm của Tòa án như sau: tòa án cũng phải chịu trách nhiệm khi ra quyết định áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của người có quyền mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba nếu có lỗi của tòa án.
Thứ tư: Nhìn chung đa phần các BPKCTT này khi áp dụng sẽ có lợi cho người yêu cầu, đảm bảo được lợi ích của họ, đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tài sản tranh chấp xuất hiện sự có mặt của bên thứ ba thì các biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của họ và nhiều trường hợp để bảo vệ cho lợi ích của người thứ ba mà tài sản bị tẩu tán, thiệt hại thuộc về đương sự. Thực tế pháp luật Tố tụng dân sự cũng chưa đề cập rõ vấn đề này và những quy định về khả năng kháng cáo của người thứ ba có được chấp nhận không.Từ bất cập trên, cần có thêm quy định quyền kháng cáo của người thứ ba đối với quyết định áp dụng BPKCTT.
Thứ năm: Việc quy định biện pháp bảo đảm đối với người yêu cầu thực hiện áp dụng BPKCTT đối với tài sản đang có tranh chấp như hiện nay dường như một rào cản đối với việc thi hành những quy định về BPKCTT. Bởi lẽ có rất nhiều những trường hợp mà đương sự trong vụ án chỉ có một tài sản duy nhất là tài sản đang có tranh chấp, hoàn cảnh sống thuộc mức khó khăn thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm là khó. Pháp luật cần phải quy định rõ những trường hợp như vậy, quy định cụ thể về những trường hợp mà đương sự yêu cầu có thể được miễn vấn đề đảm bảo hoặc thay thế bằng những biện pháp khác.