Văn học Đại Việt dưới các triều đại phong kiến là một bức tranh đa dạng và phong phú, phản ánh đời sống xã hội, tinh thần và chính trị của thời đại. Vậy văn học của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm những loại hình văn học chính nào? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến:
A. Văn học nhà nước và văn học tự do
B. Văn học viết và Văn học truyền miệng
C. Văn học dân gian và văn học viết
D. Văn học nhà nước và văn học dân gian
Đáp án: C. Văn học dân gian và văn học viết
Giải thích:
Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm văn học dân gian và văn học viết.
- Văn học dân gian: Loại hình văn học phản ánh đời sống tinh thần, quan niệm và tín ngưỡng của nhân dân, bao gồm các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ và các hình thức biểu diễn như hát xẩm, hát chèo, hát quan họ.
- Văn học viết: Loại hình văn học được tạo ra bởi giới trí thức, thường có mục đích giáo dục hoặc ghi chép lịch sử, bao gồm văn xuôi, thơ, kịch và các tác phẩm viết khác. Văn học viết thường được lưu truyền thông qua sách và các tài liệu khác, phản ánh quan điểm cũng như tư tưởng của tác giả.
- Sự phân biệt: Văn học dân gian thường được truyền miệng và không chính thức, trong khi văn học viết thì có tính chất hệ thống và thường được ghi chép cẩn thận.
- Tầm quan trọng: Cả hai loại hình văn học đều quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, giúp lưu giữ bản sắc văn hóa và lịch sử của Đại Việt qua các triều đại phong kiến.
Cho nên, C là đáp án đúng.
2. Đặc điểm của văn học Đại Việt dưới các triều đại phong kiến:
- Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV:
+ Đây là giai đoạn văn học chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi tinh thần dân tộc và tình yêu nước.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu.
- Sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm: Cuối thế kỷ XIII, văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển với các thể loại thơ phong phú như ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế, phản ánh đời sống xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
- Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển song song với các tác phẩm văn chính luận và văn xuôi tự sự nổi bật.
+ Nguyễn Trãi với “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Dữ với “Truyền kì mạn lục”, Lê Thánh Tông với “Thánh Tông di thảo” là những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
- Sự đa dạng về thể loại: Văn học Đại Việt không chỉ giới hạn ở thơ ca mà còn bao gồm truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, được truyền miệng qua các thế hệ.
- Ảnh hưởng của Nho giáo: Nho giáo là tư tưởng chính thống và có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Đại Việt, từ việc hình thành các tác phẩm cho đến việc định hình tư tưởng và đạo đức trong xã hội phong kiến.
- Phản ánh đời sống xã hội: Văn học Đại Việt vừa là phương tiện giải trí vừa là công cụ phản ánh, phê phán hiện thực xã hội, đồng thời ngợi ca tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
- Văn học dân gian: Bên cạnh văn học viết, văn học dân gian cũng phát triển mạnh mẽ với các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, phản ánh văn hóa và tâm hồn của người Việt.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Một trong những cơ sở hình thành Đại Việt là
A. Quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài
B. Sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu của văn minh Hy Lạp cổ đại
C. Sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
D. Quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng
Đáp án: C. Sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Giải thích:
Những cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:
- Sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
- Quá trình đấu tranh giành độc lập, bảo tồn văn hóa thời Bắc thuộc
- Quá trình xây dựng và phát triển quốc giá, quá trình chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập của các triều đại phong kiến.
- Sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài để làm giàu nền văn minh Đại Việt
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh
B. Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài
C. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo
D. Chứng tỏ văn hóa ngoại lai là hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống
Đáp án: D. Chứng tỏ văn hóa ngoại lai là hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống
Giải thích:
Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
- Văn Minh Đại Việt thể hiện rõ sự kết hợp giữa dòng văn hóa đã có khả năng hội nhập giữa bản địa với bên ngoài và bên ngoài hòa nhập vào nội địa.
- Những thành tựu của Lê Văn Minh Đại Việt thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện, độc đáo, khẳng định bản sắc của một dân tộc một quốc gia văn hiến, văn minh ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới phương Đông nói chung.
Câu 3: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý – Trần là
A. Hoa Lư
B. Tây Đô
C. Thăng Long
D. Phú Xuân
Đáp án: C. Thăng Long
Giải thích:
Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý – Trần là Thăng Long.
Câu 4: Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là
A. Phan Huy Chú
B. Ngô Sĩ Liên
C. Lê Văn Hưu
D. Lương Thế Vinh
Đáp án: D. Lương Thế Vinh
Giải thích:
Lương Thế Vinh (1441 – 1497) là một nhà toán học, Phật học, và chính trị gia thời Lê sơ. Ông đỗ Trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại Viện Hàn lâm. Ông được biết đến nhiều nhất bởi các tác phẩm ở các lĩnh vực toán học, tiêu biểu là tác phẩm Đại thành toán pháp.
Câu 5: Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là
A. Quốc sử quán
B. Nội mệnh phủ
C. Hàn lâm viện
D. Ngự sử đài
Đáp án: A. Quốc sử quán
Giải thích:
Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn và Quốc sử quán.
Câu 6: Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X – XV không bao gồm thể loại nào sau đây?
A. Văn học dân gian
B. Văn học chữ Nôm
C. Văn học chữ Phạn
D. Văn học chữ Hán
Đáp án: C. Văn học chữ Phạn
Giải thích:
Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X – XV bao gồm văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Câu 7: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Phạn
B. Chữ Nôm
C. Chữ La-tinh
D. Chữ Quốc ngữ
Đáp án: B. Chữ Nôm
Giải thích:
Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói dân tộc.
Câu 8: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Nguyễn
Đáp án: A. Nhà Lý
Giải thích:
Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nhà Lý. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, triều đình xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại.
Câu 9: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Công giáo
Đáp án: C. Nho giáo
Giải thích:
Từ thời Lê sơ, Nho giáo sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta.
Câu 10: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý
B. Trần
C. Lê sơ
D. Nguyễn
Đáp án: C. Lê sơ
Giải thích:
Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều Lê sơ. Đây là bộ luật mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ về mặt kỹ thuật lập pháp, được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: