Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 32cm được chúng tôi biên soạn tổng hợp là nội dung trong câu hỏi chi tiết dưới đây về nội dung bài tập chương 4 Vật lý 11: Từ trường. Cũng như hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi, giúp bạn đọc nắm được nội dung phương pháp dạng bài. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan.
Mục lục bài viết
1. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 32cm trong không khí:
Câu hỏi 1: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5A dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dòng điện cách dòng điện I1 đoạn 8cm; cách dòng điện I2 đoạn 24cm. Tính cảm ứng từ tại M
Trả lời:
Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B thì các dòng điện I1 và I2 gây ra tại M các vectơ cảm ứng từ B1 và B2, có độ lớn:
Câu hỏi 2: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A và ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:
A. 5,0.10-6T
B. 7,5.10-6T
C. 5,0.10-7T
D. 7,5.10-7T
Đáp án B
Sử dụng nguyên lí chồng chất từ trường và công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng B=2.10−7Ir
2. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Một ống dây dài 50(cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2(A). Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B=25.10−4(T). Tính số vòng dây của ống dây.
Câu 2: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ có chiều như hình vẽ. Tam giác ABC đều. Xác định vectơ cảm ứng từ tại tâm O của tam giác, biết I1 = I2 = I3 = 5A, cạnh của tam giác bằng 10cm.
Câu 3: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 10cm mang dòng điện I = 50A.
a) Tính độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
b) Nếu cho dòng điện trên qua vòng dây có bán kính R’ = 4R thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là bao nhiêu?
Câu 4: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 2,4A đi qua. Tính cảm ứng từ tại:
a) M cách I1 và I2 khoảng r = 5cm
b) N cách I1 20cm và cách I2 10cm.
c) P cách I1 8cm và cách I2 6cm.
d) Q cách I1 10cm và cách I2 10cm
Câu 5: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí và cách nhau một khoảng d = 100cm. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn chạy cùng chiều và cùng cường độ I = 2A. Xác định cảm ứng từ B tại điểm M trong hai trường hợp sau:
a) M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách hai dây dẫn lần lượt d1 = 60cm, d2 = 40cm.
b) N nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách hai dây dẫn lần lượt d1 = 60cm, d2= 80cm
Câu 6: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ. ABCD là hình vuông cạnh 10cm, I1 = I2 = I3 = 5A; I1 = I2 = I3 = 5A, xác định vectơ cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông.
3. Phương pháp học tốt môn Vật lý 11:
Xây dựng thời gian biểu học tập hợp lí
Học Vật lí là cả một quá trình rèn luyện, muốn học tốt Vật lí lớp 11 thì các em học sinh cần chăm chỉ, xây dựng cho mình thời gian biểu phù hợp và cân đối.
Mỗi ngày học một ít sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc để kiến thức dồn nhiều lại mới học sẽ khó hiệu quả. Chính bởi vậy học sinh nên thiết lập cho mình thời gian biểu học tập và dán trước bàn học để nhắc nhở bản thân cần phải thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra.
Đặt mục tiêu học tập cho mình
Khi có mục tiêu học tập các em học sinh sẽ có động lực để phấn đấu.
Các em có thể đặt cho mình những mục tiêu từ đơn giản đến khó, tránh đặt mục tiêu quá cao mà trong khi bản thân mình chưa đạt tới sẽ gây thất vọng.
Các em có thể đặt mục tiêu bài kiểm tra sắp tới được 7 điểm nhưng đến bài cuối kì phải được 8- 9 điểm Vật lí. Có mục tiêu sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Đọc bài trước khi đến lớp nghe giảng
Đọc bài trước khi đến lớp cũng là một trong những bí quyết giúp học sinh học tốt Vật lí lớp 11. Ưu điểm của biện pháp này chính là bạn sẽ nắm được khái quát nội dung bài học và sẽ tiếp thu nhanh hơn lúc học trên lớp.
Mặt khác khi đọc trước sách giáo khoa thì bạn sẽ biết được mình khó hiểu trên nào và trên lớp nhờ thầy cô giải đáp. Chính bởi vậy nên mỗi học sinh cần rèn cho mình thói quen chuẩn bị bài, đọc bài mới vào buổi tối trước khi đến lớp để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Nắm vững toàn bộ công thức Vật Lý trong sách giáo khoa
Với Phần lý thuyết:
– Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
– Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.
– Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
Với phần bài tập:
– Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.
– Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.
Các công thức vật lí đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu chúng ta không học thuộc công thức chắc chắn sẽ không làm dược bài tập.
Công thức mà nhớ sai dẫn đến kết quả của bài tập đó cũng sai hoàn toàn. Chính bởi vậy mà học sinh cần đầu tư thời gian và công sức để có thể nhớ công thức Vật lí lớp 11.
Ngoài ra để nhớ công thức thì học sinh cũng có thể ghi những công thức ra giấy nhớ nhỏ rồi dán ở những vị trí thường hay nhìn thấy như bàn học tập, góc tường, bàn ăn. Mỗi lần đi qua có thể nhìn và nhẩm lại sẽ khiến kiến thức được khắc sâu hơn rất nhiều.
Chăm chỉ làm bài tập
Nếu muốn giỏi môn Vật Lý, bạn cần phải làm nhiều bài tập đa dạng khác nhau, từ dễ đến khó. Việc làm đi làm lại các bài tập khiến cho bạn không còn bối rối với các dạng bài tập, hạn chế lỗi sai khi đi thi.
Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta ghi nhớ công thức, rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết.
Trình tự làm bài tập là từ những câu dễ, tới trung bình rồi mới khó. Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian.
Khi làm nhiều bài tập thì chúng ta sẽ nhớ các công thức nhanh hơn, đồng thời ta biết được nhiều cách để giải bài tập đó, biết được những lỗi ta thường mắc phải khi làm bài tập để có thể rút kinh nghiệm, tránh mắc lỗi vào những lần sau.
Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Một học sinh luôn luôn có ý thức tìm tòi học hỏi cái mới thì sẽ rất mau tiến bộ trong học tập. Với bộ môn Vật lí lớp 11 cũng vậy, chương trình học sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất mà không thể giải thích cặn kẽ, đi sâu vào vấn đề.
Chính bởi vậy nếu muốn học tốt thì học sinh cần tự mình đọc thêm sách nâng cao, lên mạng tìm những bài giảng trực tuyến để nghe hoặc luyện đề thường xuyên. Việc tìm tòi này sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, các em học sinh sẽ hiểu sâu và nắm chắc kiến thức từ đó có thể vận dụng linh hoạt vào việc làm bài tập, làm bài kiểm tra.
Học nhóm
Nếu có điều kiện, hãy học nhóm. Học nhóm đem lại kết quả cao hơn việc học một mình. Vì vậy hãy lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau giải bài tập, học bài với nhóm. Học nhóm sẽ khiến việc học bớt nhàm chán hơn.