Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Diễn ra thế nào?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Một trong những cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử dân tộc nà mỗi người dân Việt Nam đều biết đến đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Ở đâu và như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tiểu sử Hai Bà Trưng:
      • 2 2. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa năm nào và ở đâu?
      • 3 3. Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
      • 4 4. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
      • 5 5. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

      1. Tiểu sử Hai Bà Trưng:

      Hai Bà Trưng cũng chính là tên gọi mà thường được nhân dân Việt Nam sử dụng khi mỗi chúng ta nói đến hai nữ anh hùng dân tộc đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, và là con gái quan Lạc tướng Mê Linh, Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ của Hai Bà Trưng là bà Man Thiện, bà là người làng Nam Nguyễn – Ba Vì – Sơn Tây – Hà Nội.

      Mẹ của Hai Bà Trưng là bà Man Thiện không may chồng mất sớm, bà Man Thiện đã một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bà dạy cho hai người con của mình nghề trồng dâu, nuôi tằm. Không chỉ vậy, bà Man Thiện còn nuôi dưỡng trong hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhịn lòng yêu nước, chú trọng việc rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.

      Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, Trưng Trắc khi lớn lên đã trở thành một phụ nữ đảm đang, dũng cảm và mưu trí. Bà lấy chồng và chồng bà là Thi Sách . Đây là con trai lạc tướng huyện Chu Diên. Cuộc hôn nhân này diễn ra cũng đã làm cho thế lực của gia đình Trưng Trắc thêm ngày càng lớn mạnh. Cũng vì thế mà Tô Định là viên thái thú của nhà Đông Hán, đã lo sợ trước sự ảnh hưởng của gia đình Trưng Trắc vậy nên hắn đã tìm cách giết chết Thi Sách.

      Đứng trước các chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc và những hành vi bạo ngược của Tô Định cùng với đó là mối thù nhà đã ngày càng làm cho Trưng Trắc có quyết tâm để từ đó tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập đối với đất nước.

      2. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa năm nào và ở đâu?

      Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát.

      Mùa xuân, tháng 3 năm Canh Tý tức là năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã cùng với những người yêu nước ở khắp nơi kéo về Mê Linh tụ nghĩa và từ đây cúng chính là bắt đầu cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

      Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng chính là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, nhằm mục đích để có thể đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ.

      Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc mà người phất cờ khởi nghĩa lại là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ. Và, chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được một niềm vinh quang lớn đến như vậy.

      3. Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

      Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa nhằm mục đích để có thể được đền nợ nước và trả thù nhà. Theo Thiên nam ngữ lục, áng sử ca dân gian cuối thế kỷ XVII, trên đàn thề, trước ba quân tướng sĩ, Hai Bà Trưng đã nêu rõ mục tiêu cho cuộc khởi nghĩa như sau:

      “Một xin rửa sạch nước thù,

      Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

      Ba kẻo oan ức lòng chồng,

      Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.”

      Trước khi có món nợ giết chồng, hai chị em Hai Bà Trưng vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra chính là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ những người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến những người nô lệ.

      Những hành vi bạo ngược của Tô Định đã không làm cho Trưng Trắc sờn lòng hay lo sợ mà trái lại càng làm cho bà Trưng Trắc thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, từ đó khôi phục độc lập, “đền nợ nước, trả thù nhà”.

      4. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

      Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như chúng ta đã nói đến ở bên trên đó chính do chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc cùng với đó chính là sự áp bức, bóc lột, chèn ép, bạo hành một cách tàn ác đối với nhân dân cùng với các chính sách được đưa ra nhằm mục đích để đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. Quan Tô Định bất nhân với sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa từ đó mà cũng đã khiến nhiều người dân lâm vào cảnh sống lầm than. Điều này cũng chính vì thế mà đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa những người nhân dân, các chủ thể là những quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán thì lại ngày càng trở nên gay gắt hơn.

      Cùng với đó cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng  cũng có nguyên nhân gián tiếp  đó là do Thi Sách chồng của Trưng Trắc đã bị quan thái thú Tô Định giết để nhằm mục đích có thể dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh nhân dân ta. Tuy nhiên thì việc làm này của quan thái thú Tô Định lại phản tác dụng khi làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách bạo ngược được quan thái thú Tô Định ban hành thời kì đó thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán đối với toàn bộ người dân Âu Lạc.

      5. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

      Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia thành hai lần. Cụ thể như sau:

      – Lần 1: Năm 40, sau Công nguyên:

      Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã đi từ Mê Linh để tiến về xuôi, nhằm mục đích để đưa quan tiến đánh Luy Lâu. Luy Lâu cũng chính thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Bởi vì người dân đã vô cùng căm giận đối với chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán, nên khi chính quyền nhà Đông Hán đã bị nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh đổ ở Luy Lâu thì nhân dân các quận Cửu Chân và quận Nhật Nam cũng đã cùng tham gia vào cuộc đấu tranh.

      Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã được nhân dân khắp nơi ủng hộ vì vậy mà nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán đều bị tan vỡ đến đấy. Trước sức mạnh to lớn của nghĩa quân của Hai Bà Trưng, bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán lại càng trở nên hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

      Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa tại các địa phương không diễn ra nhỏ lẻ mà đã được thống nhất thành một phong trào nổi dậy có quy mô rất rộng lớn của quần chúng khắp nơi. Chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành. Cuộc khởi nghĩa đã thành công và khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành độc lập trên phạm vi cả nước. Sau đó, Trưng Trắc đã được suy tôn làm vua, thường được gọi là Trưng Vương và bà đã đóng đô ở Mê Linh.

      – Lần 2: Năm 42, sau Công nguyên:

      Năm 42, nhà Hán đã tăng cường chi viện, Mã Viện cũng chính là người chỉ đạo cánh quân thực hiện việc xâm lược lần này. Cánh quân gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Quân của Mã Viện tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố tuy đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

      Sau khi quân của Mã Viện chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc, cụ thể như sau:

      + Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.

      + Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

      Sau khi Hai Bà Trưng nhận được tin tức, Hai Bà Trưng đã kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta đã giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng quân của Mã Viện lại tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê.

      Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến không kết thúc ngày lúc đó mà vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

      Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử của toàn dân tộc ta. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì chúng ta cũng đã có thể thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của toàn bộ nhân dân ta trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng đã góp phần quan trọng khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ kiên cường. Không những thế thì cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tác dụng là ánh sáng để mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời gian sau này.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ