Hai anh em ruột lấy nhau được không? Hai anh em ruột lấy nhau bị xử lý như thế nào? Những hệ luỵ khi hai anh em ruột lấy nhau?
Mặc dù hiện tại chưa có một văn bản pháp lý nào có khái niệm giải thích cụ thể về vấn đề hôn nhân cận huyết nhưng qua tất cả các quy định của pháp luật về hôn nhân ta có thể hiểu đó chính là hôn nhân giữa những người mà có “huyết thống gần”, giữa nam và nữ ở trong cùng một họ hàng thân thuộc mà chưa quá ba thế hệ. Vậy hai anh em ruột lấy nhau được không? Bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Mục lục bài viết
1. Hai anh em ruột lấy nhau được không?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình, theo đó quy định này thì một trong các hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình đó chính là kết hôn hoặc là chung sống như vợ chồng giữa những người mà có cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Tại mục c.3 của phần 1 trong Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định:
– Giữa những người mà có cùng dòng máu về trực hệ đó chính là giữa cha, mẹ với con; là giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại.
– Giữa những người mà có họ trong phạm vi ba đời chính là giữa những người mà có cùng một gốc sinh ra: cha mẹ chính là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em là con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy, hai anh em ruột chính là những người có họ trong phạm vi ba đời, đồng thời hai anh em ruột chính là đời thứ nhất trong phạm vi ba đời.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hai anh em ruột không thể lấy nhau được.
2. Hai anh em ruột lấy nhau bị xử lý như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật”.
Như vậy, nếu hai anh em ruột rõ ràng biết họ là những người có cùng bố mẹ sinh ra hoặc là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha mà vẫn thực hiện hành vi lấy nhau, về ở với nhau thì sẽ bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2.1. Chịu trách nhiệm hình sự:
Nếu hai anh em ruột lấy nhau thì nếu đủ các yếu tố cấu thành tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu về tội này. Tại Điều luật này quy định:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
Như vậy, tội loạn luân được xác định chính là tội phạm hoàn thành kể từ khi mà hai người nam và nữ mà có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu với nhau. Hậu quả của hành vi loạn luân sẽ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này.
– Chủ thể của tội loạn luân: Chủ thể của tội loạn luân chính là người phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, chính là những người mà có quan hệ huyết thống, họ có cùng dòng máu trực hệ, họ là anh chi em cùng cha mẹ, là anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc là cùng mẹ khác cha với nhau.
– Khách thể tội loạn luận: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình và đã được pháp luật ghi nhận, nó làm ảnh hưởng tới những giá trị đạo đức, tới thuần phong mỹ tục của dân tộc ta cũng như là đem lại những hệ lụy về giống nòi.
– Mặt khách quan tội loạn luận: Căn cứ vào Mục 6 của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC đã quy định như sau:
+ Loạn luân chính là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; hành vi giao cấu giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; hành vi giao cấu giữa anh chị em cùng cha mẹ; hành vi giao cấu giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
+ Để thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân thì sẽ cần phải xác định rõ về hành vi giao cấu phải là thuận tình, không có các dấu hiệu dùng vũ lực hoặc là cưỡng ép và phải được thực hiện với người mà từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp là hành vi giao cấu giữa những người đã nói ở trên là thuận tình, nhưng nếu như hành vi đó mà được thực hiện đối với những trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội loạn luân mà sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.
+ Trong trường hợp là hành vi loạn luân kèm theo các dấu hiệu dùng vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực, hay lợi dụng tình trạng mà không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc là các thủ đoạn khác, thì sẽ tuỳ trường hợp những người thực hiện hành vi đó sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc về tội hiếp dâm trẻ em
+ Nếu như hành vi loạn luân kèm theo các dấu hiệu lợi dụng về quan hệ lệ thuộc khiến cho bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì sẽ tuỳ trường hợp mà người thực hiện hành vi đó sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm hoặc là tội cưỡng dâm trẻ em
+ Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân mà được thực hiện đối với các trẻ em dưới 13 tuổi, thì những người thực hiện hành vi loạn luân sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em
– Mặt chủ quan:
+ Tội loạn luân phải được thực hiện với lỗi cố ý, có nghĩa là, người phạm tội sẽ phải biết rõ người mà giao cấu với mình có cùng dòng máu trực hệ, họ là anh chị em cùng cha mẹ, họ là anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc là cùng mẹ khác cha với mình, họ nhận thức rõ hành vi của mình là có nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn mong muốn thực hiện.
+ Trên thực tế có những trường hợp là vô ý, họ không hề biết người mà quan hệ với mình là có cùng dòng máu trực hệ, là những anh chị em cùng cha mẹ, là anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc là cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này thì sẽ không thỏa mãn về các yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành nên tội loạn luân.
Như vậy, những người nào hội tụ hết những yếu tố cấu thành tội loạn luân thì người đó có thể sẽ phải đối mặt với án tù cao nhất là 05 năm.
2.2. Xử lý vi phạm hành chính:
Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình có quy định xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những người mà có hành vi kết hôn hoặc là có hành vi chung sống như vợ chồng giữa những người mà có cùng dòng máu về trực hệ hoặc là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, nếu hai anh em ruột lấy nhau, nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể sẽ bị phạt hành chính với số tiền cao nhất lên đến 20 triệu đồng.
3. Những hệ luỵ khi hai anh em ruột lấy nhau:
Hai anh em ruột lấy nhau hay còn gọi là hôn nhân cận huyết thống sẽ để lại những hậu quả như:
– Những trẻ em mà được sinh ra từ những người cận huyết thường sẽ mắc các dị tật bẩm sinh, bị chậm phát triển, bị suy dinh dưỡng. Thực tế thì y học đã chứng minh rằng hôn nhân cận huyết thống sẽ tạo ranhững gen lặn bệnh lý ở những người kết hợp với nhau sinh ra con bị dị dạng hoặc các bệnh di truyền như là mù màu, bị bạch tạng, bị da vảy cá, đặc biệt là có thể sẽ bị bệnh tan máu bẩm sinh Thalas– semia (Thal). Trẻ em mà sinh ra do cuộc hôn nhân cận huyết sẽ có nguy cơ mắc những bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ em bình thường khác.
– Đối với bệnh tan máu bẩm sinh (Thal), tất cả những cặp vợ chồng mang gen bệnh cũng sẽ gây bệnh cho tất cả các con ở những thế hệ tiếp theo với các dấu hiệu đặc trưng như là da xanh xao, mũi tẹt, bụng bị phình to, khuôn mặt bị biến dạng và sẽ có nguy cơ tử vong khá cao nếu như không được điều trị đúng cách.
– Đối với bệnh Hemophilia (hay còn gọi là rối loạn chảy máu do di truyền) thì người mẹ mang gen bệnh sẽ chỉ truyền cho con trai và con gái mà mang gen lặn với những biểu hiện dễ nhận biết nhất đó chinh là chảy máu nhiều hơn và bị lâu hơn bình thường.
– Hôn nhân cận huyết chính là nguyên nhân gây ra suy giảm giống nòi, làm giảm về chất lượng dân số và giảm về chất lượng nguồn nhân lực, gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội.
4. Giải pháp hạn chế hôn nhân cận huyết thống:
Tại nước ta, hôn nhân cận huyết hầu hết chỉ còn diễn ra ở những vùng dân tộc thiểu số – những nơi mà còn tồn tại các phong tục còn cổ hủ, lạc hậu. Thậm chí, còn có những dân tộc cho chính con cái ruột của họ lấy nhau nhằm để “giữ của” vì họ không muốn có những người khác vào sử dụng tài sản của họ đã vất vả làm ra. Chính vì tư tưởng lạc hậu đó mà cho đến nay vẫn sẽ có rất nhiều những trẻ em bị bệnh bẩm sinh, bị khuyết tật ra đời.
Mặc dù là nhà nước ta đã thường xuyên tuyên truyền, phố biến về pháp luật trên các báo, đài, trên những phương tiện đại chúng nhưng cũng sẽ không phải ai cũng xem và nghe được. Ở các địa phương, những cán bộ đã còn phải lặn lội để đến từng gia đình một để giải thích, để khuyên nhủ, để động viên nhằm để giảm thiểu tình trạng này. Thế nhưng “phép vua còn thua lệ làng”, họ vẫn cứ mặc kệ nhà nước, vẫn cứ mặc kệ pháp luật, họ vẫn kết hôn cận huyết thông, sinh con.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận về tác dụng của việc tuyên truyền, biện pháp này cũng đã làm giảm về tình trạng hôn nhân cận huyết. “Mưa dầm thấm lâu” và dần dà, chính bản thân họ cũng đã nhìn thấy được các hậu quả khi mà con của họ sinh ra không được lành lặn, và không thông minh như những đứa trẻ khác.
Nhà nước ta cũng đã vận dụng khéo léo giữa những biện pháp tuyên truyền, động viên, thuyết phục kết hợp cùng với xử phạt để đạt được hiệu quả tối ưu.