Gửi giữ di chúc ở đâu? Quy định về gửi giữ, lưu trữ di chúc?
Sau khi lập di chúc người lập có thể tự mình giữ bản di chúc, hay có thể nhờ người khác hoặc cầu cơ quan công chứng lưu giữ di chúc theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp khác nhau việc gửi giữ, lưu giữ di chúc như thế nào để bản di chúc hợp pháp là một vân đề gây nhiều thắc mắc, Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về nội dung Gửi giữ di chúc ở đâu? Quy định về gửi giữ, lưu trữ di chúc? theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Gửi giữ di chúc ở đâu?
Tại Điều 641. Gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Theo đó, dựa trên quy định nêu trên có thể thấy viêc yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ di chúc. Cần lưu ý rằng, cơ quan công chứng, chứng thực di chúc có thể là cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhưng Bộ luật dân sự cũng như pháp luật về công chứng, chứng thực đều quy định chỉ có cơ quan công chứng mới thực hiện việc lưu giữ di chúc hay có thể gửi người khác lưu giữ bản di chúc. Để bảo đảm cho việc phân chia di sản sau khi người lập di chúc chết đúng với mong muốn của mình, người lập di chúc thường gửi di chúc cho một người mà mình có quan hệ chặt chẽ khi còn sống và có thể đặt niềm tin vào người này. Người lập di chúc nên biết rõ một số thông tin cơ bản về người gửi giữ bản di chúc trong bản di chúc.
Hay có thể lưu giữ di chúc bằng cách tự mình giữ di chúc đó. Việc người lập di chúc tự mình lưu giữ di chúc sẽ bảo đảm cho việc giữ gìn bí mật của bản di chúc, chỉ một mình người lập di chúc biết được toàn bộ nội dung di chúc cho đến khi người đó chết hay giữ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tuân thủ hợp đồng gửi giữ. về việc thanh toán tiền cho bên giữ tài sản.
2. Quy định về gửi giữ, lưu trữ di chúc?
Theo quy định tại Điều 60
Điều 60. Nhận lưu giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, dựa trên quy định trên có thể thấy bản di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng phải được niêm phong theo quy định của pháp luật trước mặt người lập di chúc và ghi vào sổ để có thể đảm bảo chắc chắn công khai việc lưu giu cho mọi người chứng kiến, tránh những tranh chấp sau này. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ, Công chứng viên ký và đóng dấu vào mép dán của phong bì đựng bản di chúc đó theo quy định. Khi nhận lưu giữ di chúc, Công chứng viên phải lập Giấy nhận lưu giữ di chúc gồm hai bản để hai bên giữ, một bản cấp cho người lập di chúc và một bản lưu trữ tại tổ chức hành nghề công chứng với trường hợp của bạn thì bạn hoàn toàn có thể gửi giữ di chúc của mình tại văn phòng công chứng để được bảo mật hoàn toàn.
3. Thủ tục thực hiện nhận lưu giữ di chúc
3.1. Trình tự thực hiện nhận lưu giữ di chúc
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Để thực hiện việc nộp hồ sơ thì người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tại văn phòng công chứng, từ thứ hai đến thứ sáu vào giờ hành chính.
– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Tại bước này thì việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng theo quy định
– Bước 3: Ký giấy chứng nhận lưu giữ di chúc
Công chứng viên niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và chuyển hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí.
– Bước 4: Trả kết quả
Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và giao giấy nhận lưu lưu giữ di chúc cho người lập di chúc.
3.2. Cách thức thực hiện nhận lưu giữ di chúc
– sau khi đã hoàn tất những bước như trên thì thực hiện nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng đó là tại văn phòng công chứng, nếu thuộc trong các trường hợp người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo đơn yêu cầu của người có yêu cầu công chứng.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ nhận lưu giữ di chúc
Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu nhận lưu giữ di chúc;
+Bản chính di chúc cần gửi giữ;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của người lập di chúc cần lưu giữ.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ. Thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Tổ chức hành nghề công chứng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy nhận lưu giữ di chúc hoặc văn bản từ chối nhận lưu giữ di chúc, có nêu rõ lý do.
Phí, lệ phí:
– Phí nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/trường hợp;
– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016;
– Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người đề nghị nhận giữ di chúc có năng lực hành vi dân sự; hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung nhận giữ di chúc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Người yêu cầu công chứng phải là người lập di chúc;
– Cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng;
– Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
3.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);
– Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);
–
– Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);
–
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung gửi giữ di chúc ở đâu? Quy định về gửi giữ, lưu trữ di chúc? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.