Gửi đàn ở đám cưới nhưng bị mất thì có đòi bồi thường được không? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản.
Gửi đàn ở đám cưới nhưng bị mất thì có đòi bồi thường được không? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi là: Em là nhạc công đi đàn đám ngày hôm đó em có đàn đám cưới nhà của ông đó khi đàn buổi tối song em gửi cây đàn lại cho chú rể và tự chú rể ôm cây đàn vô nhà cất nhưng sáng lại thì cây đàn đã mất.nhưng chủ nhà ko chịu bồi thường.vào trường hợp này nếu em thưa ra thì có được bồi thường ko ạ. Em nhờ luật sư tư vấn cho em. Em xin cám ơn luật sư trước ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày thì có thể thấy giữa bạn và chú rể đã thực hiện một hợp đồng gửi giữ với nhau. Mặc dù hợp đồng chỉ được giao kết bằng miệng, không có giấy tờ cũng như không thỏa thuận về thù lao khi trông giữ đàn giúp cho bạn. Nhưng khi nhận trông giữ đàn hộ bạn thì chú rể phải có trách nhiệm bảo quản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bạn theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Do vậy, việc bạn yêu cầu bồi thường là hoàn toàn hợp lý. Bởi việc chú rể cầm đàn của bạn và mang vào nhà cất ngầm hiểu chú rể đã đồng ý cho bạn gửi giữ cây đàn nên chú rể phải có trách nhiệm bảo quản và trông giữ tài sản cho bạn. Trường hợp chú rể không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi tài sản ra Tóa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chú rể cư trú. Tuy nhiên, bạn cần phải thu thập căn cứ chứng minh việc bạn có nhờ chú rể bảo quản, trông giữ cây đàn, ví dụ thông qua: đoạn băng ghi âm, người làm chứng.