Việc góp vốn bằng tài sản có cần phải xuất hóa đơn hay không là một trong những câu hỏi của không ít người dân, doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Góp vốn bằng tài sản có phải xuất hóa đơn không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tài sản góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp cần phải có các loại giấy tờ và tài liệu phù hợp với quy định của pháp luật. Có thể kể đến như: Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh và liên kết, biên bản định giá tài sản của hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn, văn bản định giá của các tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật, các loại giấy tờ và tài liệu phản ánh nguồn gốc của tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp;
– Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong các doanh nghiệp, tiến hành hoạt động điều chuyển tài sản trong quá trình chia tách/hợp nhất/sáp nhập/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong các cơ sở kinh doanh, tài sản điều chuyển trong quá trình chia tách/hợp nhất/sáp nhập/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thì các cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển cần phải có lệnh điều chuyển tài sản được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh nguồn gốc của tài sản, và không cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn;
– Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh, thì theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển sẽ cần phải thực hiện hoạt động xuất hóa đơn giá trị gia tăng, tiến hành thủ tục kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp được hướng dẫn cụ thể tại khoản 6 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng).
Như vậy có thể nói, đối chiếu với điều luật nêu trên, khi thực hiện hoạt động góp vốn bằng tài sản sẽ không cần phải xuất hóa đơn.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp có thể bao gồm những loại tài sản nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về tài sản góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Theo đó, khi thành lập doanh nghiệp thì chỉ được tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật đều sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Tài sản góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp hiện nay đang được quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất
– Tài sản góp vốn được xác định là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp
– Chỉ có các chủ thể được xác định là cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của các loại tài sản đó, hoặc các tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại tài sản theo như phân tích nêu trên mới có quyền sử dụng các loại tài sản đó để tiến hành hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, tài sản góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp có thể bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghệ và bí quyết kĩ thuật theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, các loại tài sản khác có thể định giá được bằng đơn vị đồng Việt Nam.
3. Thủ tục góp vốn bằng tài sản thành lập doanh nghiệp:
Trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn tài sản để thành lập doanh nghiệp, cần phải được thực hiện theo trình tự do pháp luật quy định. Nhìn chung, thủ tục góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp, công ty có thể được thực hiện theo những giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản thành lập doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cá nhân hoặc tổ chức sẽ ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản, tiến hành hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Tiến hành bàn giao tài sản trên thực tế, phù hợp với sự thỏa thuận của các bên.
Bước 4: Nộp hồ sơ để sang tên chủ sở hữu, thực hiện thủ tục kê khai thuế và đóng các khoản lệ phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đứng tên doanh nghiệp, công ty. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 6: Cá nhân và tổ chức góp vốn được ghi nhận từ các thành viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).