Gợi ý đáp án tập huấn mô đun 4.0: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh bao gồm các gợi ý các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và đáp án phần kiến thức mô đun này. Mời quý thầy cô tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phần trắc nghiệm mô đun 4.0 cấp Trung học cơ sở:
Câu 1. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:
A. Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia
B. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông
C. Nội dung giáo dục địa phương
D. Kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 2. Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:
(1) Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động
(2) Xác định mục tiêu của kế hoạch bài dạy
(3) Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể
(4) Hoàn thiện kế hoạch bài dạy
(5) Biên soạn học liệu như phiếu học tập, phiếu đánh giá
(6) Rà soát; chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy
A. (1) -> (2) -> (3) -> (4)
B. (2) -> (1) -> (3) -> (5)
C. (2) -> (1) -> (3) -> (4)
D. (1) -> (2) -> (3)-> (5)
Câu 3. Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là một thành phần trong cấu trúc (khung) kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?
A. Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học
B. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường
C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
D. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục.
Câu 4. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có vai trò tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp có vai trò giúp giáo viên cốt cán
A. tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình tập huấn, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá hữu ích trong phát triển nghề nghiệp.
B. có được bản kế hoạch tập huấn cho đồng nghiệp, từ đó chủ động trong công tác tập huấn/bồi dưỡng lại cho đồng nghiệp và đánh giá kết quả tập huấn.
C. định hướng được các vấn đề liên quan đến quá trình tập huấn cho đồng nghiệp như phân bổ thời gian tập huấn, xác định nội dung tập huấn, xác định phương pháp dạy học và đánh giá kết quả tập huấn…
D. có được một bản chương trình hoạch định sẵn các vấn đề liên quan đến các thành tố cần thiết trong tập huấn như mục tiêu, phương pháp, nội dung; từ đó thuận lợi trong quá trình thực thi tập huấn cho đồng nghiệp,
Câu 6. Để thiết kế bảng phân phối chương trình môn học, tổ chuyên môn cần căn cứ vào mục nào dưới dây trong bản chương trình giáo dục phổ thông 2018 của môn học?
A. Mục “Yêu cầu cần đạt” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”
B. Mục “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp” và mục “Cách thức thực hiện chương trình”
C. Mục “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”
D. Mục “Nội dung dạy học” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”
Câu 7. Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
A. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
B. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
C. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
D. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm “kế hoạch bài dạy”?
A. Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học.
B. Kế hoạch bài dạy là một kịch bản lên lớp của giáo viên, bao gồm các trình tự lên lớp như: giới thiệu nội dung, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá…
C. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu dạy học, chuẩn bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học; chuỗi hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá.
D. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học bao gồm việc giới thiệu bài học, đặt câu hỏi, dự kiến câu trả lời của học sinh nhằm đạt mục tiêu.
Câu 9. Trình tự các đề mục trong cấu trúc của kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong năm học được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?
A. (1) Tiêu đề, (2) Kế hoạch dạy học. (3) Nhiệm vụ khác
B. (1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Kế hoạch dạy học, (4) Kế hoạch giáo dục
C. (1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Căn cứ xây dựng, (4) Kế hoạch dạy học và giáo dục
D. (1) Thông tin chung, (2) Kế hoạch dạy học và giáo dục, (3) Nhiệm vụ dạy học và giáo dục khác
Câu 10. Ý nào dưới đây KHÔNG phải là yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?
A. Đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018
B. Đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, bao gồm: Mở đầu/đặt vấn đề, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.
C. Đa dạng trong hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá.
D. Mỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
2. Phần mô đun 4.0 cấp Trung học cơ sở:
Câu 1: Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?
Câu 2: Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?
Câu 3: Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.
Câu 4: Điểm khác biệt giữa cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì?
3. Phần đáp án:
3.1. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Đáp án: D. Kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 2: Đáp án: C. (2) -> (1) -> (3) -> (4)
Câu 3: Đáp án: C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Câu 4: Đáp án: B. Sai
Câu 5: Đáp án: A. tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình tập huấn, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá hữu ích trong phát triển nghề nghiệp.
Câu 6: Đáp án: C. Mục “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp” và mục “Thời lượng thực hiện chương trình”
Câu 7: Đáp án: B. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Câu 8: Đáp án: A. Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học.
Câu 9: Đáp án: A. (1) Tiêu đề, (2) Kế hoạch dạy học. (3) Nhiệm vụ khác
Câu 10: Đáp án: D. Mỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
3.2. Đáp án phần tự luận:
Câu 1:
Nhằm Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường giúp đảm bảo yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà
Câu 2:
Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.
Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.
Bước 3. Xác định thiết bị dạy học
Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì
Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)
Khó khăn nhất là bước 1: Do đặc thù từng bộ môn, tổ chuyên môn khó tổng hợp. Phụ thuốc vào sự chỉ đạo của phòng giáo dục sở tại
Câu 3:
Xây dựng kế hoạch dạy học theo các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp, phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.
(1) Đối với tên gọi, số tiết cũng như trình tự sắp xếp của nó GV cần xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.
(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ những yếu tố như: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng; thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học.
(3) Để xác định thiết bị công cụ dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.
(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ vào những đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.
Câu 4:
Điểm khác biệt:
* Cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 có 4 hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng
*Cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 có 5 hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động 5: Tìm tòi – Mở rộng