Bài kiểm tra không chỉ giúp kiẻm tra mức độ tiếp cận kiến thức của học sinh mà còn là thước đo đánh giá của tính hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong chương trình giáo dục cấo THCS, môn Công nghệ là môn học khá quan trọng và có vai trò lớn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu gợi ý đáp án bài kiẻm tra môn công nghệ modun 2 bậc THCS mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Đáp án bài kiểm tra modun 2 môn công nghệ THCS:
Câu 1: Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống
Giáo dục công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định sau đây Đúng hay Sai
Năng lực giao tiếp và hợp tác được thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành phần cốt lõi của năng lực công nghệ. Việc hình thành và phát triển ở học sinh năng lực này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,…… khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ được đề cập trong chương trình.
Đúng
Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất
Đâu KHÔNG phải là đặc trưng của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực?
Tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy
Câu 4. Chọn các đáp án đúng
Chọn các phát biểu đúng:
Khi thiết kế và tổ chức một bài học thì giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở:
Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định .
Căn cứ vào nội dung bài học đã dự kiến
Căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp
Căn cứ vào cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất
Sơ đồ tư duy là:
Một công cụ trực quan để tổ chức các ý tưởng và khái niệm
Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây không phải là quan điểm cần quán triệt khi lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh:
Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định nội dung bài học đã dự kiến.
Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất
Tiến trình của bài học theo tiếp cận năng lực là:
Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng mở rộng
Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất
Khi thiết kế kế hoạch bài dạy phần Công nghệ cần theo quy trình nào sau đây?
Lựa chọn chủ đề – Xác định mục tiêu – Xây dựng nội dung – Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học – Thiết kế hoạt động dạy học – Phân tích kế hoạch bài học.
Câu 9. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối cột A với cột B để được phát biểu đúng:
Câu trả lời
Câu hỏi | Câu trả lời |
Dạy học hợp tác giúp mỗi thành viên trong nhóm | cùng làm việc với nhau, hướng tới một mục đích học tập chung, một nhiệm vụ chung cần giải quyết. |
Dạy học hợp tác đòi hỏi mỗi thành viên | đều phải có ý thức trách nhiệm, tính tổ chức và tự giác cao. |
Dạy học hợp tác tạo điều kiện tốt | cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng hợp tác. |
Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định sau đây Đúng hay Sai?
Phương pháp dạy học phần Công nghệ góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù
Đúng
Câu 11. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối cột A với cột B để có các hoạt động học tập tương ứng góp phần phát triển năng lực đặc thù phần Công nghệ:
Câu trả lời
Câu hỏi | Câu trả lời |
Giao tiếp Công nghệ | Xây dựng bài trình bày, tạo tờ rơi, tạo bài viết; kết hợp với các môn Mỹ thuật, tiếng Anh tạo ra các ấn phẩm tích hợp về các đối tượng, hệ thống, quá trình kỹ thuật, công nghệ; trình bày và báo cáo trước lớp. |
Thiết kế kĩ thuật | Đề xuất ý tưởng mới, giải pháp cho một yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ bằng kỹ thuật công não (Brain Storming); Sử dụng các máy công cụ, dụng cụ cầm tay hiện thực hóa giải pháp; đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu đặt ra của sản phẩm kỹ thuật, công nghệ định thiết kế. |
Đánh giá công nghệ | Hoạt động đánh giá tác động tới môi trường của các sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, công nghệ; Xem xét mối quan hệ giữa kỹ thuật, công nghệ với con người, xã hội; Trải nghiệm để so sánh, đánh giá sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, công nghệ. |
Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án đúng để điền vào câu sau:
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có …(1)… với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết có hiệu quả các vấn đề …(2)…, trong đó mức độ cao nhất là hình thành các môn học tích hợp.
(1) liên quan; (2) thực tiễn
Câu 13. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Phương pháp ….. đã chú ý đến mức độ nhất định vai trò chủ động và tính tích cực nhận thức của học sinh và có thể vận dụng ở tất cả các lớp học, các cấp học. Vận dụng phương pháp …. sẽ giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh một cách nhanh gọn để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình; mặt khác có điều kiện quan tâm, chú ý đến từng học sinh, nhất là đến những học sinh giỏi và những học sinh yếu, kém.
Vấn đáp
Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy cho biết đây là mục đích của hoạt động nào trong tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh phần Công nghệ ở tiểu học Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm các “bài tập” cụ thể giống như “bài tập” trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/ vấn đề trong học tập.
Hoạt động luyện tập
Câu 15. Chọn đáp án đúng nhất
Đây là đặc điểm nội dung kiến thức nào của phần Công nghệ
Với đặc điểm này, trong quá trình dạy học, giáo viên nên tìm cách diễn đạt sao cho HS dễ hiểu; sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan; khai thác tốt phương tiện dạy học; cụ thể hoá các nội dung trừu tượng bằng việc tìm các ví dụ minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin để mô phỏng các diễn biến, nguyên lí kĩ thuật có sự trừu tượng cao.
Tính cụ thể, tính trừu tượng
Câu 16. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định sau đây là Đúng hay Sai:
Trong quá trình dạy học phần Công nghệ, giáo viên nên khai thác các đặc điểm đối tượng nghiên cứu để xác định các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của bài dạy; giúp học sinh thấy rõ phạm vi ứng dụng của đối tượng, cách khai thác chức năng của đối tượng; đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh đề xuất các giải pháp kĩ thuật và lựa chọn giải pháp hợp lí, tối ưu. Chính các đặc điểm này là tiền đề tốt để kích thích học sinh hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Đúng
Câu 17. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định sau đây là Đúng hay Sai:
Nắm vững các đặc điểm nội dung của phần Công nghệ sẽ giúp giáo viên khi lựa chọn và xác định cách dạy phù hợp, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải nội dung kiến thức của chương, bài, mục nào thuộc chương trình phần Công nghệ cũng hàm chứa đủ các đặc điểm nêu trên. Do vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần nghiên cứu, phân tích nội dung bài dạy để xác định các đặc điểm nổi bật, qua đó có cơ sở để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học sao cho thích hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Đúng
Câu 18. Chọn đáp án đúng nhất
Khi lựa chọn phương pháp dạy học cho một chủ đề/ nội dung trong phần Công nghệ ở Tiểu học, cần căn cứ vào:
Cả 3 đáp án trên
Câu 19. Chọn đáp án đúng nhất
Quan điểm lựa chọn phương pháp dạy học dựa vào nội dung dưới đây là Đúng hay Sai?
Lựa chọn PP dựa vào nội dung: Cần phân tích đặc điểm nội dung dạy học để lựa chọn PP phù hợp. Nội dung phần công nghệ ở cấp tiểu học chủ yếu chia thành các cặp đặc điểm sau: Xa lạ và mới với HS <-> gần gũi và HS đã có trải nghiệm; trừu tượng và khó hiểu <-> cụ thể và dễ hiểu; kiến thức <-> hành động. Ví dụ: Với những nội dung xa lạ và mới với HS, có thể phải diễn giải, minh họa để HS tiếp cận dễ dàng với kiến thức mới. Ngược lại, với những nội dung học tập gần gũi, có thể đàm thoại, khai thác những kinh nghiệm đã có của HS, hệ thống hóa và dẫn dắt tới kiến thức mới được đề cập trong bài học.
Đúng
2. Vai trò của môn công nghệ bậc THCS:
Môn Công nghệ có vai trò định hướng nghề nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được thể hiện trước hết bằng cách mô tả yêu cầu cần đạt đối với định hướng nghề nghiệp trong năng lực hiểu biết công nghệ và năng lực thành phần của năng lực công nghệ.
Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ thể hiện ở các cấp độ: nhận thức nội dung về hướng nghiệp; yêu cầu cần đạt đối với ngành nghề thuộc một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; trải nghiệm ngành nghề qua những mô đun kỹ thuật, công nghệ tuỳ lựa chọn.
Giáo dục hướng nghiệp đối với môn Công nghệ được triển khai cả vào những lớp cuối cấp trung học cơ sở và trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Ở những lớp 7 và 8, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện thông qua một số yêu cầu cần đạt đối với ngành nghề liên quan trong các lĩnh vực nông – lâm và thuỷ sản, kỹ thuật cơ khí, kĩ thuật điện tử.
Ở lớp 9, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện qua những vấn đề cơ bản của hướng nghiệp như nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, thị trường lao động, và việc lựa chọn nghề nghiệp.
3. Ý nghĩa của môn công nghệ bậc THCS:
Bên cạnh đó, học sinh được lựa chọn theo học một module có tính chất chuyên về kỹ thuật, công nghệ thuộc ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Qua đó, học sinh được trải nghiệm kỹ thuật, công nghệ gắn với mục tiêu nghề nghiệp, phát triển phẩm chất và năng lực bản thân, đánh giá được mức độ quan tâm, hứng thú của cá nhân về từng lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tương ứng.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, với tinh thần học để biết, học nhằm thích nghi với lĩnh vực nghề nghiệp học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp, môn Công nghệ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức nền tảng cùng những năng lực cơ bản tương ứng với ngành nghề kỹ thuật, công nghệ các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp hoặc Nông nghiệp.
4. Cách làm bài kiẻm tra môn công nghệ đạt kết quả cao:
Một khi bạn không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng “mẹo” của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đì tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn
5. Một số sai lầm thường mắc phải khi làm bài kiểm tra môn công nghệ:
Trong bài kiểm tra môn công nghệ, học sinh thường mắc phải một số lỗi sai như sau:
– Không đọc kĩ đề bài và câu hỏi của bài kiểm tra
– Chủ quan, không nắm rõ kiến thức dẫn đến trả lời sai nội dung câu hỏi
– Nóng vội, không kiểm tra lại đáp án trước khi nộp bài dẫn đến bài thi bị kết quả kém
– Hiểu sai định nghĩa trong bài, lỗi này thường do không nắm chắc kiến thức của bộ môn công nghệ.