Đối với gói thầu sửa chữa tài sản cố định có giá trị nhỏ thì áp dụng loại hình thức đấu thầu nào? Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục tiến hành đấu thầu sửa chữa công trình có giá trị nhỏ.
Hiện nay, việc dùng nguồn vốn nhà nước nhằm mục đích để mua sắm và duy trì các hoạt động của các cơ quan nhà nước và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cùng đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu. Trong đó hiện nay pháp luật quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Theo quy định gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo căn cứ tại khoản 1 Điều 18
Mục lục bài viết
1. Quy định về gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ
Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu về chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:
-) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
-) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).
Có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59
2. Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ
a. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
-) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
-) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.
b. Nộp và tiếp nhận báo giá:
-) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
-) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
c. Đánh giá các báo giá:
-) Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
-) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
d. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định.Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của
đ. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
e. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:
-) Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
-) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
-) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Gói thầu sửa chữa tài sản cố định dưới 200 triệu
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty. bên tôi đang có một số gói thầu sửa chữa tài sản cố định một số gói thầu với giá trị như sau:
– Dưới 200 triệu đồng.
– Từ hơn 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng – Trên 1 tỷ đồng nhưng dưới 2 tỷ đồng.
Do đều là gói thầu sửa chữa tài sản cố định nên tôi chưa rõ áp dụng theo hình thức đấu thầu nào? Quý công ty có thể giúp đỡ tôi trong hình thức áp dụng cụ thể cho 3 hạn mức trên. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bên bạn đang có một số gói thầu sửa chữa tài sản cố định đây là gói thầu mua sắm hàng hóa. Do bạn không nêu rõ cơ quan bạn là cơ quan gì do đó có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1, cơ quan bạn là một trong các cơ quan sử dụng vốn nhà nước: khi đó, hoạt động mua sắm gói thầu của cơ quan bạn sẽ thực hiện theo Thông tư 58/2016/TT-BTC. Bạn có nêu các gói thầu của bạn có giá trị như sau: dưới 200 triệu đồng; Từ hơn 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; trên 1 tỷ đồng nhưng dưới 2 tỷ đồng. Theo Điều 19 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về quy trình chào hàng cạnh tranh như sau:
“Điều 19. Quy trình chào hàng cạnh tranh
1. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.”.
Như vậy, theo quy định trên thì với gói thầu dưới 200 triệu đồng, bên bạn có thể áp dụng quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Với gói thầu từ hơn 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng và gói thầu trên 1 tỷ đồng nhưng dưới 2 tỷ đồng thì theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Thông tư 58/2016/TT-BTC bên bạn có thể áp dụng gói thầu mua sắm hàng hóa theo quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường. Và thủ tục được quy định tại Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Luật sư tư vấn pháp luật về đấu thầu sửa chữa tài sản cố định: 1900.6568
Trường hợp 2, cơ quan của bạn không phải một trong các cơ quan nêu trên và sử dụng nguồn vốn không phải từ nhà nước thì hoạt động mua sắm gói thầu của cơ quan bạn sẽ thực hiện theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng. Các gói thầu theo khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu gồm:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản có giá trị không quá 500 triệu đồng;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng và gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt có giá trị không quá 01 tỷ đồng;
+ Gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định trên với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 200 triệu đồng và gói thầu có giá trị từ hơn 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng thì bên bạn có thể áp dụng hình thức chào hang cạnh tranh theo quy trình rút gọn được quy định tại khoản 2, Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Còn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị trên 1 tỷ đồng nhưng dưới 2 tỷ đồng thì áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường.