Trên thực tế hiện nay, khi xã hội không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực thì hoạt động đấu thầu cũng không còn quá xa lạ gì đối với mọi người. Trong hoạt động đấu thầu thì nhà thầu và các giói thầu là một bộ phận hoặc toàn bộ dự án của việc đấu thầu. Vậy gói thầu hỗn hợp là gì?
Mục lục bài viết
1. Gói thầu hỗn hợp là gì?
Trong nội dung mục này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc khái niệm về gói thầu hỗn hợp là gì? Tuy nhiên, trước đó tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về khái niệm gói thầu để từ đó quý bạn đọc có thể hiểu một cách chính xác nhật về khái niệm gói thầu và giói thầu hỗn hợp là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về định nghĩa gói thầu như sau: “Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung”.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về định nghĩa gói thầu hỗn hợp như sau: “Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).”
Như vậy, có thể thấy rằng, gói thầu hỗn hợp là một trong những gói thầu bao gồm rất nhiều công việc và nội dung làm việc của một dự án. Đối với gói thầu nay gàn như đã thực hiện toàn bộ các hoạt động của một dự án, chứ không phải như một gói thầu bình thường thì chỉ là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm.
2. Quy trình đấu thầu gói thầu hỗn hợp giai đoạn 1:
Quy trình đấu thầu được thực hiện qua bốn giai đoạn đó chính là: giai đoạn chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1, Đấu thầu giai đoạn 1, chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 2 và đấu thầu giai đoạn 2. Các giai đoạn đấu thầu gói thầu hỗn hợp được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này thì trình tự thực hiện theo Điều 44
Bước 1. Lựa chọn danh sách ngắn (nếu có)
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 22
Bước 2. Lựa chọn đơn vị lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện.
– Trường hợp thuê tư vấn thực hiện thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (gói thầu ≤ 500 triệu đồng).
– Trường hợp hồ sơ phải đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện thì cá nhân được giao trực tiếp.
Bước 3. Lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1
– Đơn vị lập hồ sơ tiền hành lập hồ sơ mời thầu
– Sau khi lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, hồ sơ trình theo Khoản 1 Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Bước 4. Lựa chọn đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
– Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện
– Thành viên Tổ thẩm định phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 4
Bước 5. Thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn 1
– Trình tự thực hiện như sau:
+ Từng thành viên thẩm định lập Bản cam kết trước khi thực hiện thẩm định
+ Theo nhiệm vụ được phân công, các thành viên tiến hành thẩm định các nội dung theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
+ Sau khi thẩm định xong, Tổ thẩm định (hoặc đơn vị tư vấn thẩm định) lập Báo cáo thẩm định trình chủ đầu tư
– Thời gian thẩm định: ≤ 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (theo
Bước 6. Phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1
– Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu (theo Luật Đấu thầu điều 74 khoản 1 điểm c)
+ Căn cứ phê duyệt gồm: Tờ trình của bên mời thầu, Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu
+ Mẫu Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu
– Thời gian phê duyệt: ≤ 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm i)
2.2. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1:
Trình tự thực hiện theo Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Bước 1.
– Nội dung thực hiện theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Chi phí đăng tải
Bước 2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn 1
– Thực hiện theo Khoản 2 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Xem Nội dung chi tiết
Bước 3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu giai đoạn 1
Nội dung thực hiện theo Khoản 3 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu
– Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu theo Điểm b và d Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Trường hợp cần sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp thì nhà thầu thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Bước 4. Đóng thầu giai đoạn 1
Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu thực hiện như sau:
– Đóng thầu
– Xử lý tình huống (nếu có)
Bước 5. Mở thầu giai đoạn 1
Bên mời thầu thực hiện như sau:
– Trên cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP tiến hành mở thầu trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu
– Mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm b:
– Ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu của từng hồ sơ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm d
– Lập Biên bản mở thầu, cùng các nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký xác nhận và gửi Biên bản cho các nhà thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm c)
Bước 6. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn 1
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 5
– Thành lập Tổ chuyên gia
– Lập Bản cam kết của thành viên tổ chuyên gia
– Xem xét, trao đổi về hồ sơ dự thầu
3. Quy trình đấu thầu gói hỗn hợp giai đoạn 2:
3.1. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 2:
Bước 1. Lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Đơn vị lập hồ sơ tổng hợp các nội dung đã trao đổi với từng nhà thầu trong giai đoạn 1 để lập Hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 (xem Mẫu hồ sơ mời thầu)
– Sau khi lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, hồ sơ trình theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 105 khoản 1
Bước 2. Thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 2 điểm a
Bước 3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 2 điểm b
– Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu (theo Luật Đấu thầu điều 74 khoản 1 điểm c)
– Thời gian phê duyệt: ≤ 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm i)
3.2. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 2:
Bước 1. Thông báo mời thầu giai đoạn 2
– Bên mời thầu thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm a về viêc gửi thư mời thầu mời các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 1. Theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm b thời gian gửi thư mời thầu phải trước thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu ít nhất 03 ngày làm việc
– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia
Bước 2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn 2
– Thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm a
– Xem Nội dung chi tiết
Bước 3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm b
Bước 4. Đóng thầu giai đoạn 2
Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu thực hiện như sau:
– Đóng thầu
– Xử lý tình huống (nếu có)
Bước 5. Mở thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 4 như sau:
– Trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm a), bên mời thầu tiến hành thực hiện:
+ Mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm b
+ Ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu của từng hồ sơ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm d
Bước 6. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2
Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 47
– Lập Bản cam kết của thành viên tổ chuyên gia
– Tiến hành đánh giá
– Xử lý các tình huống trong quá trình đánh giá
– Giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong quá trình đánh giá (nếu có)
Bước 7. Thương thảo hợp đồng
– Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 47 khoản 4
– Xem Nội dung chi tiết
Bước 8. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
– Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 48 khoản 1
– Xem Nội dung chi tiết
Bước 9. Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có)
Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì trình tự thực hiện theo Luật Đấu thầu điều 92 khoản 2 như sau:
– Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư
– Khi nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, chủ đầu tư xem xét xử lý trong vòng 07 ngày làm việc như sau:
– Nếu không nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư thì nhà thầu thực hiện
– Sau khi nhận được văn bản của nhà thầu, Hội đồng tư vấn xem xét xử lý trong vòng 20 ngày
– Căn cứ báo cáo của Hội đồng tư vấn, người quyết định đầu tư ban hành văn bản giải quyết kiến nghị trong vóng 05 ngày làm việc
Bước 18. Ký kết hợp đồng
– Căn cứ thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu trúng thầu tiến hành hoàn thiện, ký hợp đồng và gửi cho bên mời thầu
– Sau khi nhận được hợp đồng do nhà thầu trúng thầu đã hoàn thiện và ký, bên mời thầu kiểm tra trước khi trình chủ đầu tư ký kết hợp đồng
Bước 19. Lưu trữ hồ sơ lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 10 như sau:
– Trường hợp lựa chọn được nhà thầu
– Trường hợp hủy thầu: các hồ sơ liên quan được lưu trong 12 tháng kể từ ngày hủy thầu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2013;
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.