Chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đầu thầu phổ biến. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về chào hàng cạnh tranh là gì? Chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường:
- 2 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường:
- 3 3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
- 4 4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
- 5 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
- 6 6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:
- 7 7. Chào hàng cạnh tranh có cần tối thiểu ba nhà thầu tham gia?
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường:
– Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt.
+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường:
– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điều 73 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Sau khi điều khoản tham chiếu được phê duyệt, bên mời thầu đăng tải
Trường hợp cần làm rõ nội dung điều khoản tham chiếu, tổ chức, cá nhân thực hiện làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
Trường hợp sửa đổi điều khoản tham chiếu sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo điều khoản tham chiếu sửa đổi và các nội dung sửa đổi điều khoản tham chiếu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
– Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
– Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
– Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
– Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
– Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
– Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
7. Chào hàng cạnh tranh có cần tối thiểu ba nhà thầu tham gia?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi vấn đề: Quy định nào trong đấu thầu chào hàng cạnh trạnh yêu cầu đầy đủ phải có 3 nhà thầu tham gia? Nếu 2 nhà thầu tham gia thì phải làm thủ tục như thế nào và quy định ở điều luật nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, pháp luật không có quy định về việc đấu thầu chào hàng cạnh tranh yêu cầu đầy đủ phải có ba nhà thầu tham gia trở lên. Điều 24, Luật Đấu thầu 2023 chỉ quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
“Điều 24. Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, chỉ cần đáp ứng các yêu cầu trên thì việc chào hàng cạnh tranh sẽ được thực hiện mà không không có quy định về số lượng nhà thầu tối thiểu. Nếu chỉ có 2 nhà thầu tham gia thì vẫn tuân theo trình tự, thủ tục chào hàng cạnh tranh thông thường hoặc rút gọn được quy định tại Điều 79 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Thứ hai, quy định về việc phải có ít nhất 3 nhà thầu tham gia đấu thầu chỉ áp dụng với trường hợp đấu thầu rộng rãi được quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân:
“Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì Bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, điện thoại, email, fax hoặc bằng văn bản) đến người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây: Quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.
Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới.
Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu”.