Các trò chơi dân gian như kéo co, bắn bi, ô ăn quan,... luôn được nhiều thiếu nhi ở vùng quê rất yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo:
Mục lục bài viết
- 1 1. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ngắn gọn:
- 2 2. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ấn tượng:
- 3 3. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em hay nhất:
- 4 4. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em siêu hay:
- 5 5. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ý nghĩa:
1. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ngắn gọn:
Ở dưới quê em, các bạn thiếu nhi có rất nhiều trò chơi thú vị, nhưng em thích nhất là kéo co. Đây là môn thi đấu theo tập thể, đòi hỏi tinh thần đồng đội cao. Mỗi trận thi đấu gồm có hai đội. Mỗi đội sẽ có khoảng mười người. Khi thi đấu, thành viên của hai đội sẽ phải giữ chặt lấy sợi dây thừng, kéo về phía đội mình. Giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ. Bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước sẽ giành chiến thắng. Trò chơi kéo co thường có không khí rất sôi động. Em đã từng có dịp được tham gia thi đấu một trận kéo co. Cả đội của em khi đó đã chiến thắng. Kéo co là một môn thể thao bổ ích, thú vị. kéo co là một trò chơi giúp rèn luyện sức khỏe và tăng tính đoàn kết, nên không chỉ các bạn nhỏ mà cả người lớn cũng vô cùng yêu thích.
2. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ấn tượng:
Tuổi thơ của em gắn bó với rất nhiều trò chơi hay, trong số các trò chơi em từng chơi thì em thường cùng các bạn nhỏ trong xóm chơi trò bịt mắt bắt dê. Trò chơi có nhiều người chơi, sẽ gồm một nhóm bạn nhỏ, không giới hạn số lượng người chơi. Đầu tiên, chúng em sẽ oẳn tù xì để chọn người bắt dê. Một bạn sẽ dùng khăn để che mắt lại đóng vai người đi tìm, còn những bạn còn lại sẽ đóng vai chú dê. Khi nào người đi tìm chạm được vào một bạn dê, thì hai người sẽ đổi vai cho nhau. Những người còn lại đứng thành vòng tròn, di chuyển quanh người bắt. Người đó sẽ hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” và “dê” phải làm theo. Nếu bắt được dê và đoán đúng tên thì sẽ thắng. Trò chơi tuy đơn giản, nhưng mỗi lần chơi em đều cảm thấy vui vẻ và thích thú vô cùng. Em rất thích chơi trò bịt mắt bắt dê, trò chơi này rất hấp dẫn và rất vui.
3. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em hay nhất:
Thời buổi hiện nay, nhiều trò chơi của con trẻ ngày xưa hiện không còn phổ biến nữa. Những trò chơi luyện sức khỏe như đáp cầu, luyện khéo tay như đánh bi, luyện cho đôi mắt tinh nhanh như chơi chuyền, tất cả không còn thấy chơi. Còn cách chơi thì chắc cũng hiếm còn đứa trẻ nào biết, chắc chỉ còn ở một số vùng nông thôn. Trong các trò chơi đó, có một trò luyện trí thông minh bây giờ cũng ít còn, đó là trò chơi ô ăn quan đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Để chơi trò ô ăn quan, bọn trẻ phải đào trên mặt đất hai hàng lồ song song, mỗi bên 5 lỗ là 5 ô ruộng. Còn hai đầu là hai lồ to là hai ô quan. Số hạt sỏi ô quan là 10, ô ruộng là 5. Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Lúc đến lượt chơi, ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ, rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo cho đến khi nào tạo ra được một lồ không có viên nào thì được ăn toàn bộ số quân của ô cách đó. Ai thông minh biết tính toán chọn ô cất quân mà ăn được ô quan đầu tiên là thắng, ô quan có số quân lớn nhất. Lối chơi tưởng như sẽ kéo dài mãi vì để tạo ra được một ô trống trước ô quan không phải dễ và số quân trong tất cả các ô cộng lại là 70. Vậy mà cũng chỉ sau một thời gian ngắn, có lúc mười phút đã kết thúc ván chơi nếu biết tính toán chọn ô ruộng để cất quân. Em thấy trò chơi khá giống những câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan mất thì dân cúng hết, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác. Trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, mang tính chất quy luật của mỗi cuộc hành trình.
4. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em siêu hay:
Trong các trò chơi của thiếu nhi bổ ích, em thích nhất là bóng đá, một môn giữ vị trí là “vua” các môn thể thao. Nó dạy em nhiều bài học về rèn luyện thân thể lẫn rèn luyện nhân cách đạo đức. Về mặt thể lực thi bóng đá giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Chạy, là sự kết hợp hoạt động không chỉ của đôi chân mà là của toàn bộ cơ thể, khiến cho những bắp thịt trở nên cứng cáp, dẻo dai, các cơ quan khác trong người cũng hoạt động nhiều hơn, tim khỏe ra vì vận chuyển nhiều máu, phổi lớn thêm vì hít thở nhiều không khí, các cơ quan bài tiết, tiêu hóa, hệ thần kinh cũng nhờ đó mà hoạt động. Không chỉ có thế, bóng đá còn là môn thể thao trí tuệ. Mỗi một quả bóng được đá đi là kết quả của sự suy tính hết sức linh hoạt đến mức đã thành phản xạ. Mỗi một bàn thắng trong trận đấu bóng đá là thắng lợi tổng hợp của chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, thủ thuật… hết sức khôn khéo tinh vi. Với một cầu thủ, khi quả bóng đến chân là lúc đòi hỏi sự phán đoán thông minh, kịp thời về đồng đội, về đối thủ, về không gian và cả mọi điều kiện của sân bãi, của trận đấu. Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn của đôi chân, khả năng đi bóng, vượt qua sự ngăn cản của đối thủ… mỗi động tác đều diễn ra rất nhanh và tức thì. Bóng đá là sự phối hợp của sức khỏe, sự nhanh nhẹn, sức bền bỉ, lòng dũng cảm, trí thông minh, óc linh hoạt. Vào buổi chiều thứ bảy hàng tuần, em và những bạn nam trong khu sẽ ra đình làng và cùng nhau chơi đá bóng. Chúng em chia làm hai đội, mỗi đội 7 người. Trái bóng được chúng em chuyền qua lại cho nhau thật nhịp nhàng để đá được vào cầu môn của đội bạn. Trò chơi đá bóng đã mang đến cho chúng em những phút giây thật vui vẻ, không những thế, chúng em còn được rèn luyện sức khỏe và tăng tình đoàn kết.
5. Giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em ý nghĩa:
Kể đến trò chơi thiếu nhi, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều, trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay. Trò chơi thả diều đã có từ rất xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt. Gắn với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung của diều làm bằng tre mềm, khi nâng lên thì nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn cho diều. Cánh diều có dáng cong, nhìn từ xa giống hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản hoặc vải dù nhẹ. Cách làm diều trông đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại diều được ưa chuộng và yêu thích bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh rất hay, tha thiết. Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Thời điểm thích hợp nhất để thả diều là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt. Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo.