Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm là gì? Giới hạn của việc xét xử tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật Tố tụng về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?
Khác với vụ án dân sự, cơ sở để tiến hành xét xử tội phạm tại Tòa án dựa trên truy tố của Viện Kiểm sát. Hoạt động tố tụng dân sự có sự tham gia chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của
1. Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm là gì?
Giới hạn chính là phạm vi, mức độ mà khi làm một việc không thể hoặc không được phép vượt qua.
Xét xử sơ thẩm là lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền.
Từ đó, có thể hiểu giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi, mức độ thực hiện quyền được xem xét, giải quyết và quyết định những vấn đề thuộc nội dung vụ án khi xét xử tại phiên tòa sơ thẩm được pháp luật tố tụng hình sự quy định cho Tòa án cấp sơ thẩm nhằm xét xử đúng người, đúng tội và áp dụng đúng pháp luật, trên cơ sở đảm bảo quyền công tố của Viện Kiểm sát, sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm cũng như bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.
2. Giới hạn của việc xét xử tiếng Anh là gì?
Giới hạn của việc xét xử tiếng Anh là “Limits of adjudication”.
3. Quy định của Bộ luật Tố tụng về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử như sau:
“Điều 298. Giới hạn của việc xét xử
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”
Từ quy định trên, thì có thể thấy giới hạn xét xử được quy định như sau:
3.1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi của tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố bằng bản cáo trạng
Sau khi cơ quan điều tra có bản Kết luận điều tra vụ án và đề nghị truy tố đối với người phạm tội và những hành vi do họ thực hiện, Viện Kiểm sát lập ra bản Cáo trạng quyết định tuy tố bị can ra trước Tòa án có cấp thẩm quyền để xét xử. Tòa án chỉ được xét xử những hành vi của bị cáo đã bị Viện Kiểm sát truy tố. Ngoài những người và những hành vi chưa bị Viện Kiểm sát truy tố trong bản cáo trạng, giới hạn xét xử không cho phép Tòa án xét xử thêm bất cứ người nào khác hay bất kỳ hành vi nào khác, hay những người và những hành vi đã bị Viện Kiểm sát truy tố trong bản cáo trạng chính là giới hạn xét xử của Tòa án, Tòa án không được quyền xét xử đối với những đồng phạm hoặc hành vi phạm tội khác nếu người đồng phạm hoặc hành vi phạm tội khác đó chưa được Viện Kiểm sát truy tố trong bản cáo trạng.
3.2. Tòa án có thể xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện Kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật
Tại Tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP hướng dẫn như sau: “Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật”
Theo đó, Tòa án xét xử hành vi của bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện Kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật trường trường hợp:
– Tòa án xét xử hành vi của bị cáo theo khoản nhẹ hơn khoản mà Viện Kiểm sát truy tố tỏng cùng một điều luật. Khi đó, tội danh Tòa án xét xử giống với tội danh trong bản cáo trạng Viện Kiểm sát truy tố.
– Tòa án xét xử hành vi của bị cáo theo khoản nặng hơn khoản mà Viện Kiểm sát tuy trố trong cùng một điều luật, Tòa án đã xét xử hành vi của bị cá giống với tội danh trong bản cáo trọng Viện Kiểm sát truy tố, xét xử theo trường hợp này khi có căn cứ để xác định hành vi của bị cáo phạm tội theo khoản có khung hình phạt nặng hơn nhưng vẫn phải thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử. Trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình, mà thuộc thẩm quyền của Tòa cấp trên trực tiếp thì HĐXX phải hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp để chuyển lên cấp trên.
3.3. Tòa án có thể xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện Kiểm sát truy tố.
Cũng tại Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn về trường hợp này tại tiểu mục 2.2, mục 2, Phần II rất chi tiết như sau:
Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
– Tội phạm khác bằng tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội phạm như nhau.
– Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn thì cần thực hiện theo thứ tự như sau:
+ Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn.
+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn.
+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn.
+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn. Nếu điều luật cùng quy định các loại hình phạt như nhau, nhưng có mức cao nhất, mức khởi điểm khác nhau thì việc xác định tội nặng hơn, tội nhẹ hơn được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II của Nghị quyết này.
+ Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn.
Trong trường hợp này, thì giới hạn xét xử cho phép Tòa án có thể xét xử hành vi của bị cá về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn, thì cần phải so sánh hai điều luật quy định hai tội danh chứ không phải giữa khoản của điều luật về tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố với khoản của điều luật về tội danh mà Tòa án xét xử. Bên cạnh đó, phải đảm bảo hành vi phạm tội đã bị Viện Kiểm sát truy tố nhung do Viện Kiểm sát xác định không đúng tội danh thì Tòa án mới được xét xử tội danh khác cho đúng pháp luật.
3.4. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo tội danh nhẹ nhất trong các tội danh Viện kiểm sát đã truy tố hoặc về tội nhẹ hợp các tội Viện Kiểm sát đã truy tố đối với tất cả các hành vi của bị cáo đã bị Viện Kiểm sát truy tố nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội
“Khi Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, thì giới hạn của việc xét xử đối với từng tội được thực hiện theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần II của Nghị quyết này. Tòa án cũng có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội đó.” (Tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II Nghị quyết 04/2004/NQ- HĐTP).
Khi Viện Kiểm sát truy tố bị cáo về tội với nhiều hành vi phạm tội thì giới hạn việc xét xử đối với từng tội được thực hiện giống với các trường hợp nêu trên. Tòa án có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện Kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện Kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội đó.
3.5. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện Kiểm sát truy tố
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 298 thì Tòa án có thể xét xử theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa án phải tra hồ sơ để Viện Kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diệc của bị cáo, người bào chữa, nếu Viện Kiểm sát vấn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền bị xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.