Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là gì? Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự tiếng anh là gì? Bình luận những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự?
Nhiệm vụ của việc giải quyết vụ án hình sự là phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm, tuyệt đối không được để lọt tội phạm và người phạm tội, xử lý đúng người đúng tội, không làm oan người phạm tội, đồng thời các biện pháp xử lý đối với người phạm tội có căn cứ, hợp pháp và phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do người phạm tội thực hiện. Quá trình giải quyết vụ án hình sự cần đến sự chứng minh trong vụ án hình sự. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là những điểm mấu chốt để cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính xác vụ án. Vậy giới hạn và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là gì?
1. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là gì?
– Vụ án hình sự được hiểu là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.
Theo Khoản 1 Điều 431 Bộ Luật Tố tụng hình sự, khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định.
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
Người vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật hình sự tố tụng tức đã là bị can sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy định như phải chịu sự hỏi cung, phải có mặt tại nơi và vào thời gian do các cơ quan tiến hành tố tụng – cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”
– Giới hạn chứng minh là việc xác định sự thật của vụ án phải có điểm dừng, là giới hạn của quá trình xác định sự thật của vụ án. Việc xác định giới hạn chứng minh luôn được đặt ra trong quá trình chứng minh những vấn đề của vụ án nhằm xác định sự thật của vụ án và được cụ thể hoá trong Luật tố tụng hình sự bằng giới hạn chứng minh.
2. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự tiếng anh là gì?
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự tiếng anh là “Attestation in criminal lawsuits”.
3. Bình luận những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự?
Giới hạn chứng minh:
Giới hạn chứng minh là tổng hợp những chứng cứ khác nhau, đủ và cần thiết cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn.
Giới hạn chứng minh dừng lại ở việc cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh cho những đối tượng cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Việc xác định đúng giới hạn chứng minh đảm bảo cho các điều sau:
Nếu xác định giới hạn chứng minh quá rộng thì hoặc là lãng phí thời gian và nguồn lực để chứng minh, không tập trung làm rõ được những vấn đề bản chất của vụ án hoặc rơi vào tình trạng không thể tìm được phương hướng giải quyết, kết luận mơ hồ không biết thế nào là đủ làm cho quá trình giải quyết vụ án không có điểm kết thúc.
Nếu xác định giới hạn chứng minh quá hẹp thì dẫn đến bỏ sót các tình tiết có ý nghĩa pháp lý hình sự và tố tụng hình sự, đồng thời việc xác định giới hạn chứng minh quá hẹp thu thập không đầy đủ tài liệu chứng cứ dẫn đến kết luận, bản án không đủ sức thuyết phục từ đó không những bỏ lọt tội phạm mà còn làm oan người vô tội.
Nghĩa vụ chứng minh:
Mô hình tố tụng ở nước ta là mô hình tố tụng thẩm vấn, mục đích của mô hình tố tụng là xác định sự thật của vụ án, nhấn mạnh việc phát hiện xử lý tội phạm hơn bảo vệ quyền con người, chính vì vậy trong tố tụng hình sự Việt Nam, toà án có nghĩa vụ phải xác định sự thật của vụ án.
Ngoài ra, tố tụng hình sự của Việt Nam cũng có mục đích bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về tòa án, do đó vấn đề đặt ra là toà án chứng minh sự thật của vụ án bằng cách nào, việc xác định sự thật của vụ án của toà án bị quy định bởi đặc trưng của hoạt động xét xử ra sao và làm thế nào để toà án thực hiện việc xác định sự thật của vụ án.
Theo quy định tại Bộ Luật tố tụng 2015 thì:
Ở giai đoạn khởi tố, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Ở giai đoạn truy tố, trên cơ sở hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh người bị đề nghị truy tố có phạm tội hay không phạm tội: nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự để làm bản cáo trạng truy tố bị can trước Toà án.
Ở giai đoạn xét xử, nghĩa vụ chứng minh thuộc về Hội đồng xét xử.
Bị can, bị cáo có quyền đưa ra những chứng cứ để chứng minh các tình tiết của vụ án có lợi cho họ nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Những vấn đề phải chứng minh trong tố tụng:
– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội:
Để xác định có hay không xảy ra hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chứng minh là có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Tùy thuộc vào từng vụ án hình sự mà cần phải chứng minh rằng hành vi bị truy tố về mặt hình sự đã xảy ra trong thực tế. Điều này thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội danh đúng hành vi và suy cho cùng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Việc xác định này thực chất là xác định những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm.
– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội:
Vấn đề chứng minh này tức là xác định chủ thể của tội phạm, việc xác định chủ thể tội phạm là yếu tố chủ chốt để chứng minh vụ án hình sự. Xác định chủ thể có lỗi hay không, nếu có lỗi thì lỗi cố ý hay vô ý nhằm phân biệt được tội danh, ví dụ Tội cố ý giết người và tội vô ý làm chết người. Mục đích và động cơ phạm tội cũng cần được chứng minh.
– Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo:
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo là các tình tiết được quy định ở Điều 51 và Điều 52
– Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra:
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và có ý nghĩa đối với việc định tội danh, có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại.
– Nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt: những vấn đề này tuy không thuộc bản chất của vụ án, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hình sự và hình phạt. Do pháp luật quy định các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, vì thế những yếu tố này cần được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chứng minh khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.