Là một cơ chế chuyển giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ người tham gia bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định như sau:
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Vậy, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm được quy định như thế nào?
Thứ nhất, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chuyển giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ người tham gia bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm, bản thân bảo hiểm không loại trừ được những thiệt hại xảy ra nhưng thông qua đó bảo đảm việc khắc phục về mặt tài chính đối với những thiệt hại đó. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bên mua bảo hiểm phải hình dung được trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình sẽ được bảo hiểm là gì và nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ được bên bảo hiểm chi trả một lượng tài chính là bao nhiêu. Ngược lại, bên bảo hiểm cũng phải xác định được phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình nhận là gì và lượng tài chính mà mình sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra là bao nhiêu. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là công việc không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nói chung; đặc biệt đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bởi trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra trong đời sống dân sự rất phong phú, đa dạng; và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với những khoản tài chính mà theo quy định của pháp luật người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại, bao gồm cả những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp để xác định trách nhiệm bồi thường đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người tham gia bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Giới hạn trác nhiệm bảo hiểm được quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có ưu điểm là làm cho nhà bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đảtong từng tình huống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể. Mặt khác nhà bảo hiểm cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhau cho phù hợp với thị trường. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định mức giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảo hiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họ phải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với người thứ ba.
Thứ hai, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Việc xác định thiệt hại không được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phần loại trừ này nhằm hạn chế phạm vi những thiệt hại có thể xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi lẽ, nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế thì tần suất rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự kiện bảo hiểm trong một hợp đồng luôn có thể xảy ra.
Thông qua phần loại trừ này, doanh nghiệp bảo hiểm giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp lý vì nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế mức phí sẽ phải rất cao, như vậy sẽ hạn chế khả năng tham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có nhu cầu bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều khoản bắt buộc phải có của hợp đồng bảo hiểm nói chung và đã được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Điều khoản được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi bảo hiểm bằng những hành vi cố ý. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, lợi ích của các khách hàng trung thực, đồng thời bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cũng như đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người. Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vì vậy nếu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xác định điều khoản loại trừ đã được pháp luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm