Khái quát về giới hạn quyền liên quan? Thời hạn bảo hộ quyền liên quan?
Quyền liên quan được hiểu đơn giản là các quyền của những cá nhân hay tổ chức đối với sản phẩm do các chủ thể đó trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan của các chủ thể được hình thành một cách tự động từ thời điểm định hình sản phẩm nào đó kể cả khi tác phẩm đó vẫn chưa đăng ký hoặc chưa công bố chính thức. Pháp luật nước ta đã ban hành những quy định cụ thể về các loại hình của quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ và ban hành các điều luật nhằm bảo vệ quyền đó. Vậy, quyền liên quan được bảo hộ trong bao lâu và được hiểu như thế nào? Dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về giới hạn quyền liên quan và thời hạn bảo hộ quyền liên quan?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về giới hạn quyền liên quan:
1.1. Quyền liên quan đến quyền tác giả:
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) được pháp luật quy định cụ thể là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Hiện nay, quyền liên quan đến quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và bảo hộ cụ thể trong
Thứ nhất: Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả nhuận bút được quy định cụ thể tại điều 32
– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân.
– Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
– Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin.
Theo quy định pháp luật thì trích dẫn hợp lý nhằm cung cấp thông tin là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin, phải phù hợp với các điều kiện cụ thể như sau:
+ Phần trích dẫn chỉ nhằm giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin.
+ Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn theo quy định pháp luật.
– Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
Bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 của
Các tổ chức hay cá nhân sử dụng ngoại lệ không được làm ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Thứ hai: Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
1.2. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan:
Theo quy định tại Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ thì những tổ chức, cá nhân sau đây được bảo hộ quyền liên quan, bao gồm:
– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn) được bảo hộ quyền liên quan.
– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ quyền liên quan.
– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình) được bảo hộ quyền liên quan.
– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng) được bảo hộ quyền liên quan.
Như vậy, pháp luật bảo hộ quyền liên quan đối với nhóm những người biểu diễn bao gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật hay các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bao gồm: Các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan; Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để nhằm mục đích để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan; Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan; Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.
2. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan:
Theo Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:
– Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm, được tính từ năm tiếp theo năm mà cuộc biểu diễn được định hình.
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã liệt kê những chủ thể được gọi là người biểu diễn bao gồm diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Về thời hạn bảo hộ các quyền dành cho người biểu diễn, Công ước Rome đã đặt ra một thời hạn tối thiểu là 20 năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn được định hình trong các bản ghi âm hoặc từ khi cuộc biểu diễn được tiến hành nếu nó không được định hình trong bản ghi âm. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WPPT đã mở rộng thời hạn này lên mức 50 năm.
Hiện nay, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng đều quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở mức 50 năm. Tại Việt Nam thì thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định: ” Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình “.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quyền liên quan Việt Nam không phân biệt thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn với thời hạn bảo hộ quyền tài sản cho họ.
– Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu chưa được công bố.
Theo Khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành đã liệt kê những chủ thể được gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao gồm tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 30 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Theo Điều 14 Công ước Rome và Điều 4 của Công ước Geneva đã đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được công bố. Hiệp định TRIPS đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành. Thời hạn bảo hộ trong khuôn khổ EU cũng được xác định tương tự.
Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) như sau: ” Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố “.
Việc quy định về thời hạn như thế này là phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước.
– Thời gian bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.
Theo Khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.
Quyền của tổ chức phát sóng quy định tại Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Các quyền của tổ chức phát sóng đã được Công ước Rome quy định bảo hộ với thời hạn tối thiểu theo quy định là 20 năm được tính kể từ khi kết thúc năm mà chương trình phát sóng được thực hiện. Và, thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng được nhắc lại trong TRIPS. Tại EU, các quyền của tổ chức phát sóng kéo dài 50 năm tính từ khi kết thúc năm chương trình phát sóng được thực hiện lần đầu tiên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cụ thể là tại Khoản 3 Điều 34
Cần lưu ý rằng, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt.