Hiện nay, thực trạng nổi cộm lên rất nhiều vấn đề trường hợp các quán karaoke hoạt động quá giờ, gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự an ninh xã hội. Vậy quy định về giờ kinh doanh Karaoke và mức xử phạt khi hoạt động quá giờ như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về giờ kinh doanh Karaoke:
- 2 2. Mức xử phạt đối với quán karaoke hoạt động quá giờ:
- 3 3. Mức xử phạt khác đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định:
- 4 4. Trình tự xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke khi vi phạm:
- 5 5. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke:
1. Quy định về giờ kinh doanh Karaoke:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, dịch vụ karaoke được hiểu là dịch vụ cung cấp từ âm thanh, ánh sáng, nhạc và lời bài hát kèm theo hình ảnh thể hiện trên màn hình lớn hoặc tương tự nhằm mục đích phục vụ nhu cầu âm nhạc, giải trí của mọi người.
Hoạt động kinh doanh karaoke là ngành nghề có điều kiện và phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Trong đó, phải đảm bảo về giờ hoạt động, cụ thể là không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng (theo quy định tại Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP).
2. Mức xử phạt đối với quán karaoke hoạt động quá giờ:
Căn cứ theo quy định điểm b Khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ bị xử phạt mức tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng khi thực hiện hành vi sau đây:
– Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày.
Ngoài bị phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do kinh doanh quá thời gian quy định.
– Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm giống với cá nhân thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Lưu ý: Những cơ sở kinh doanh phải bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
3. Mức xử phạt khác đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định:
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định sẽ áp dụng mức xử phạt như sau:
– Đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động: áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
– Đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động: áp dụng phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
– Đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: áp dụng phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng với các hành vi sau:
+ Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
+ Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
– Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định.
+ Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường.
+ Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
+ Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình hoặc không đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke.
+ Trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu mà không thực hiện điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
+ Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.
– Phạt tiền 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng:
+ Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định.
+ Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh.
+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
– Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Không có giấy phép theo quy định mà thực hiện kinh doanh dịch vụ vũ trường.
+ Thực hiện kinh doanh mà sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường của tổ chức, cá nhân khác.
+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường để kinh doanh.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 24 tháng.
– Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
4. Trình tự xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke khi vi phạm:
Bước 1: Tiến hành xác minh và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính:
Nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải ghi nhận rõ sự việc, hành vi xảy ra.
Bước 2: Ra
Nêu rõ đầy đủ căn cứ và mức phạt đối với cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm khi hoạt động quá giờ.
5. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke:
CƠ QUAN (1) ——- Số: … /BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về ……….. (2)
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại (3) …………….
Căn cứ ………….(4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ: ………
Cơ quan: ……………
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên :……. Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………………
b) Họ và tên :…… Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :……………
c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..
Cơ quan :……………
Tiến hành lập
1. Họ và tên : ………….. Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp :…………..
Nơi ở hiện tại: …………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;nơi cấp: ………….
Tên tổ chức vi phạm :…………….
Địa chỉ trụ sở chính :………………
Mã số doanh nghiệp: ……………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………..
Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật(6) :……… Giới tính: ……..
Chức danh(7): ……………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ……………..
3. Quy định tại(9) ……………
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ……….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:…………….
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ……………….
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):…………….
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):……………..
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn(12) …. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)
(13) ……………. Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)(13) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ……………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: